(HBĐT) - Một ngày đầu đông, chúng tôi đến thăm xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc), ấn tượng đầu tiên là không gian yên tĩnh, xanh mát, đường đi lối lại được bê tông hóa sạch sẽ, khang trang, hàng cau dọc tuyến trải dài. Gần 100% hộ dân vẫn sinh sống trong những nếp nhà sàn theo lối kiến trúc cổ.

Ngôi nhà truyền thống của người Mường ở xóm Lũy Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) thu hút khách du lịch thăm quan.

 Cùng với nếp nhà sàn truyền thống, người dân Lũy Ải còn lưu giữ những nông cụ được làm từ gỗ, tre, nứa như: khung dệt vải, cung, nỏ, dụng cụ làm ruộng, làm nương rẫy... Công trình nhà văn hóa của xóm rộng rãi, khang trang. Đây là điểm sinh hoạt cộng đồng, tổ chức các cuộc họp dân, hội nghị của các hội, đoàn thể, tập luyện và biểu diễn văn nghệ phục vụ khách du lịch... Đường vào xóm, vào nhà, các hộ làm tường rào ngay ngắn, thẳng lối. Một số hộ dựng cổng nhà bằng vật liệu tranh tre, nứa lá theo nguyên mẫu cổng nhà của người Mường thời xưa.

 Chúng tôi vào thăm nhà chị Bùi Thị Sứ làm du lịch homestay đúng thời điểm gia đình chị đón 20 du khách người Pháp. Họ từ Hà Nội lên thăm quan và ăn trưa ở nhà chị, buổi chiều xem văn nghệ. Tối ngủ lại hôm sau đi Mai Châu và sang Thanh Hóa. Chị Sứ cho biết: Tháng 11, nhà chị đã đón 5 đoàn khách, chủ yếu ở các nước châu Âu. Họ thích những món ăn đơn giản, dân dã như thịt nướng, đậu phụ, rau xào, rau luộc… Trước đây, gia đình làm nông nghiệp, cả nhà trông chờ vào ít đất trồng lúa, màu và đất đồi trồng cây lâm nghiệp. Được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ làm du lịch, gia đình vay vốn sửa sang nhà cửa, quy hoạch lại chuồng nuôi trâu, bò, lợn, xây dựng nhà vệ sinh... Hàng tháng có thêm thu nhập vài triệu đồng, đủ chi tiêu cho cả gia đình.

 Gia đình ông Đinh Văn Lon là một trong những hộ đầu tiên của xóm Lũy Ải làm du lịch cộng đồng. Ông cho biết: Khách nước ngoài thích nhà cửa càng dân dã, gần gũi với thiên nhiên càng tốt. Quan trọng là gọn gàng, sạch sẽ và phục vụ chu đáo. Họ thích cảnh quan tự nhiên và các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đi xe đạp, lội suối bắt cá hoặc lên đồi cuốc đất, đào sắn… Từ làm du lịch, thu nhập của gia đình tăng lên đáng kể, đủ chi tiêu. Ngoài những lúc đón khách, tôi vẫn làm vườn, trồng sắn, mía, ngô.

 Hiện nay, xóm Lũy Ải là nơi lưu giữ nhiều giá trị khảo cổ có giá trị tiêu biểu của nền Văn hóa Hoà Bình. Năm 2008, xóm Lũy Ải được Bộ VH-TT&DL công nhận là làng Mường tiêu biểu. Đến năm 2014 được công nhận là điểm du lịch địa phương. Xóm có hơn 50 nhà sàn truyền thống, một số hộ đang triển khai mô hình phục vụ khách du lịch như homestay (ngủ tại nhà dân), ẩm thực dân tộc Mường, câu cá, tắm suối, chèo bè mảng... Người dân Lũy Ải đã khôi phục một số nghề truyền thống để tạo ra các sản phẩm du lịch như nghề dệt thổ cẩm, làm rượu cần, nấu các món ăn dân tộc đặc trưng như: xôi ngũ sắc, cỗ lá, rau rừng và làm các sản phẩm hàng thủ công truyền thống, đồ lưu niệm từ các nguyên liệu sẵn có (mây, tre, luồng). Tham gia, hướng dẫn du khách các trò chơi dân gian truyền thống đánh mảng, đẩy gậy, bắn nỏ... Cũng từ phát triển du lịch, nhiều hộ dân trong xóm có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt trên 20 triệu đồng/năm, 100% hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 98% hộ có công trình vệ sinh đảm bảo. Du lịch cộng đồng không chỉ tạo việc làm, thu nhập cho người dân mà còn là cơ hội để xóm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

 Việt Lâm

 


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục