(HBĐT) - Trong ngày tết cổ truyền của dân tộc, không thể thiếu được món bánh dày. Ngày nay, đồng bào Mông 2 xã Hang Kia, Pà Cò (Mai Châu) vẫn gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống rất riêng từ nếp ăn ở, sinh hoạt, trang phục, trong đó phải kể đến tục làm bánh dày ngày tết. Với người Mông, ngoài rượu thịt, thì bánh dày là thứ không thể thiếu trong mâm cơm ngày tết. 


Để có được những chiếc bánh dày ngon thì khâu quan trọng nhất là chọn gạo nếp ngon, dẻo, không bị lẫn gạo tẻ. Sau đó mang gạo đi ngâm từ sáng hôm trước để chiều hôm sau mới bắt đầu bắc lên bếp đồ. Trong thời gian đồ xôi, để lửa vừa phải, nếu để lửa to quá, xôi sẽ bị cháy và bánh có mùi khê, không ngon. Nguyên liệu để gói bánh là những chiếc lá dong hoặc tàu lá chuối đẹp không bị rách được rửa sạch, lau khô thì gói bánh mới thơm và để được lâu.

Xôi sau khi được đồ chín bắt đầu đem đổ ra máng để giã. Công việc giã bánh dày tốn rất nhiều sức, thường thì công đoạn này do đàn ông đảm nhiệm. Đàn ông khỏe hơn giã bánh mới đều tay, nhuyễn mịn, phụ nữ phải có sức khỏe mới giã được bánh dày. Giã bánh phải nhanh tay, nếu để xôi nguội bánh không nhuyễn, ăn không ngon. Để giã bánh phải dùng máng gỗ và chày gỗ làm bằng loại gỗ thật cứng, chắc. Như vậy mới không bị vỡ, mẻ, giã xôi cho tới khi nào xôi nhuyễn và dẻo quánh thành một khối mới đến phần các bà, các chị khéo léo nặn thành những chiếc bánh tròn hoàn chỉnh. Theo phong tục của người Mông, sau khi giã xong bánh dày, thì chiếc bánh đầu tiên được chủ nhà đặt lên bàn thờ để cúng tổ tiên. Chiếc bánh được đặt về hướng mặt trời mọc, là nét văn hóa bao đời của người Mông. Sau khi cúng xong, gia chủ sẽ chia bánh cho con cháu, người thân trong gia đình rồi mới chia bánh cho khách và bạn bè đến chúc tết.

Ngày nay, ngoài việc làm bánh theo phương pháp truyền thống, nhiều gia đình người Mông đã thay việc giã bánh bằng cách mang gạo đi xay để tạo ra những chiếc bánh ngon, dẻo, mang đậm đà hương vị núi rừng. Điểm khác biệt của chiếc bánh dày người Mông so với các loại bánh khác đó là bánh không có nhân bên trong, không dùng các loại gia vị trộn vào. Bánh dày của đồng bào Mông có cách dùng khá đặc biệt. Bánh phải để nguội để phần vỏ hơi se lại, sau đó cắt thành từng miếng nhỏ cho vào chảo rán hoặc nướng trên bếp than hồng. Bánh có thể để từ 3 ngày đến 1 tuần. Bánh để lâu cứng lại, chỉ cần cho lên bếp than hồng nướng lên, bánh sẽ nở ra và mềm trở lại. Bánh dày của người Mông khi ăn có thể chấm với đường mía hoặc mật ong. Bánh dày không chỉ thờ cúng tổ tiên trong ngày lễ tết mà còn là món ăn đãi khách quý đến thăm nhà. 

Bánh dày người Mông vừa là biểu tượng của no ấm, vừa là hương vị riêng của đồng bào Mông nơi vùng cao Tây Bắc. Đây là nét văn hóa truyền thống độc đáo để thu hút khách du lịch đến thăm quan trải nghiệm vào dịp đầu xuân.

P.V (ST)

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục