(HBĐT) - Những ngày Tết Nguyên đán Nhâm Dần, chúng tôi có dịp về thăm phổ cổ Hà Nội. Đón Tết ở phố cổ bao giờ cũng là niềm say mê, háo hức của không chỉ người Hà Nội, bởi nơi đây có những nét riêng ai đi xa cũng nhớ, ai chưa đến cũng muốn một lần ghé qua.


Ngôi nhà cổ đan xen với những ngôi nhà kiến trúc hiện đại tại phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội). 

Nằm ở phía bắc và tây của quận Hoàn Kiếm, phố cổ Hà Nội là nơi tập trung của 36 phố phường theo cách gọi của người xưa như: Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai, Hàng Chiếu, Hàng Tre, Hàng Đường, Hàng Bạc, Hàng Buồm, Hàng Trống, Hàng Mành... Khu phố cổ được bảo tồn và gìn giữ ngày nay là một hình ảnh thu nhỏ của Hà Nội 36 phố phường xưa. Đến thăm phố cổ chúng ta phần nào hiểu thêm về nét đẹp văn hóa, kinh tế, xã hội và con người Thăng Long Hà Nội xưa cũ.

Trong tiết trời lạnh giá, mưa xuân lất phất bay, ngồi nhâm nhi chén trà nóng ở quán cóc vỉa hè, chúng tôi được các cụ già nơi đây kể về phố cổ xưa và nay. Nét đặc trưng nhất của khu phố cổ chính là các phố nghề. Từ các làng nghề quanh thành Thăng Long xưa, các thợ thủ công nổi tiếng của Hà Nội tụ tập về đây theo từng khu vực làm nghề cùng nhau tạo nên các khu phố nghề truyền thống. Các phố nghề nổi tiếng của Hà Nội 36 phố phường xưa bao gồm: Phố Hàng Bông chuyên bán mền, chăn đệm bật bông; phố Hàng Bạc chuyên gia công, buôn bán vàng bạc trang sức; phố Hàng Đào chuyên bán vải vóc các loại; phố Hàng Mã chuyên buôn bán đồ vàng mã, đồ thờ cúng, đồ trang trí, đồ chơi các dịp trung thu, giáng sinh; phố Hàng Quạt chuyên bán đồ thờ; phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, mứt tết; phố Hàng Thiếc chuyên gia công kim loại, đúc thiếc, sắt tây thành các đồ gia dụng…

Phố cổ Hà Nội đã thay đổi nhiều so với trước đây, còn ít ngôi nhà cổ nằm đan xen với những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại, nhưng vẫn còn đó  bản sắc riêng, không khí rất riêng vào những ngày giáp Tết mà không nơi nào có được. Nằm trong khu phố cổ, phố Hàng Mã là khu phố đông đúc và rực rỡ nhất trong 36 phố phường cổ kính ở Hà Nội. Nổi tiếng với nghề thủ công truyền thống làm đồ vàng mã để dùng trong việc cúng lễ và đồ trang trí bằng giấy, nơi đây được coi là thiên đường của các mặt hàng truyền thống mang đậm dấu ấn dân gian xưa. Đến thăm phố Hàng Mã vào mỗi dịp lễ tết, chúng ta sẽ thấy nơi đây như khoác lên mình chiếc áo đầy màu sắc. Nếu như vào mỗi dịp tết Trung thu, các cửa hàng bày bán những mặt hàng đặc trưng như lồng đèn, bóng bay, đèn ông sao, mặt nạ, đầu lân, trống… thì đến dịp Tết Nguyên Đán, cả phố lại tràn ngập sắc màu rực rỡ của các loài hoa, của câu đối đỏ và cả những đồ dùng nhỏ nhỏ xinh xinh để trang trí nhà cửa dịp năm mới. 

Tết ở phố cổ cũng bắt đầu báo hiệu từ khi xuất hiện những quầy bán tranh Tết trên phố Hàng Bồ. Ở đây bày biện đủ các loại tranh như Đông Hồ gà, lợn, nét tươi trong tranh Hàng Trống mang đậm nét dân gian đặc trưng của một dân tộc văn hóa. Hình ảnh những ông đồ mặc áo the, đầu chít khăn khiến phố Hàng Bồ khác hẳn thường ngày. Hòa lẫn với mùi mực, giấy mới là thứ mùi hương thơm ngát của hương thẻ, hương trầm, hương vòng, hòa quyện với mùi nến thơm. Tiếp đó, người dân phố cổ vẫn duy trì thói quen mua sắm đồ trang trí nhà cửa tại phố Hàng Đào, rồi xuống vườn hoa Nhật Tân chọn mua cành đào đẹp, trang trí ở khoảng sân giếng trời và một cây quất để trong phòng khách. Đặc biệt, trên ban thờ không thể thiếu một cành đào nhỏ. 

Trong các câu chuyện của những người dân phố cổ, "vị Tết” nơi đây có những nét rất riêng khiến ai đi xa cũng nhớ, ai chưa đến một lần cũng muốn ghé qua. 

Ngày nay, mặc dù Tết ở phố cổ không thể giữ được hết những nét đa dạng, phong phú khi xưa nhưng dư vị Tết nơi phố cổ thì còn mãi. Năm nay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên các hoạt động chào mừng Tết Nguyên đán không được nhộn nhịp, náo nhiệt như xưa. Tết có phần tĩnh lặng hơn, nhưng không khí Tết hiện diện trong từng căn nhà, góc phố nơi đây.

 Linh Trang

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục