(HBĐT) - Đúng dịp diễn ra Đại hội TDTT huyện lần thứ VII, năm 2021, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Lạc Sơn vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba - phần thưởng cao quý dành cho những nỗ lực, phấn đấu trong thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) giai đoạn 2000 - 2020.


Phụ nữ xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) giữ gìn bản sắc văn hoá, thi đua lao động sản xuất, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn hóa.

Đồng chí Bùi Văn Lịnh, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Hơn 20 năm qua, dưới sự lãnh đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sức mạnh đoàn kết nội bộ, sự phối hợp có hiệu quả của MTTQ và các đoàn thể, sự quyết tâm của Nhân dân các dân tộc đã khắc phục những khó khăn, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN trên địa bàn. Từ đó, tác động tích cực đến các phong trào quần chúng, đặc biệt là phong trào TDĐKXDĐSVH phát triển ngày càng sâu rộng, gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, tạo chuyển biến bộ mặt nông thôn, đảm bảo ANCT - TTATXH, củng cố hệ thống chính trị ở địa phương vững mạnh.

Quá trình triển khai thực hiện phong trào, đời sống kinh tế gia đình, kinh tế tập thể, xây dựng cơ sở hạ tầng được đặc biệt quan tâm với các hình thức hỗ trợ vốn vay, giống, chuyển giao KHKT, đào tạo nghề… Thông qua các tổ chức đoàn thể như phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh… đã có nhiều hình thức giúp nhau làm kinh tế, giảm nghèo hiệu quả. Bằng nguồn vốn T.Ư, địa phương và Nhân dân đóng góp giúp bê tông hóa nhiều tuyến đường nội thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng. Các chương trình, dự án như 135, giảm nghèo, chính sách an sinh đối với người nghèo được tổ chức thực hiện có hiệu quả, hàng năm giải quyết việc làm mới cho từ 2.000 - 2.500 lao động. Đời sống gia đình người có công, hộ chính sách được chăm lo. Năm 2021, bình quân thu nhập đầu người đạt 50,1 triệu đồng.

Bên cạnh đó, các phong trào thi đua được phát động và hưởng ứng mạnh mẽ. Tiêu biểu là phong trào "Xã, phường lành mạnh không có tệ nạn ma túy, mại dâm”; "Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc”; "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; "Thi đua quyết thắng”; "Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau xóa đói, giảm nghèo”; "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; cuộc vận động "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… thu hút đông đảo cán bộ, đảng viên và Nhân dân tham gia. Qua đó xuất hiện nhiều cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến trong các lĩnh vực, nhiều gương người tốt, việc tốt, mô hình hay được tuyên dương, khen thưởng các cấp. Điển hình như mô hình chăn nuôi của ông Bùi Văn Huế, xóm Đảng, xã Chí Thiện; mô hình làng nghề mây tre đan của bà Quách Thị Dung, xóm Bui, xã Nhân Nghĩa…

Phong trào TDĐKXDĐSVH sôi nổi, rộng khắp ở các thôn, bản, khu phố, phát triển cả về số lượng, chất lượng, khơi dậy niềm tin, sự thi đua sáng tạo trong từng cộng đồng dân cư, phát huy vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của các tầng lớp nhân dân. Năm 2000, toàn huyện mới có 10% thôn, bản, khu phố đạt "Thôn, bản, khu phố văn hóa”, đến năm 2021 đạt 89%. Có 98,5% cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học đạt "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa”. Cùng với đó, phong trào "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phong trào học tập, lao động sáng tạo được đẩy mạnh. Đến nay, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt trên 45.000 người, có 10.500 người đạt chế độ thể thao theo tiêu chuẩn, 8.350 hộ gia đình thể thao, phát triển 70 câu lạc bộ thể thao. Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội được thực hiện tốt. Huyện đã khôi phục 9 lễ hội dân gian truyền thống và duy trì tổ chức hàng năm, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân, tạo không khí vui tươi, khơi dậy và phát huy nhiều nét sinh hoạt văn hóa dân gian truyền thống của dân tộc.

Phong trào đồng thời góp phần xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc, thúc đẩy phát triển KT-XH, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hình thành nếp sống văn hóa mới, tiến bộ. Tình hình ANCT - TTATXH được giữ vững. Số hộ đăng ký và đạt danh hiệu gia đình văn hoá ngày càng tăng, năm 2021 đạt 87%.   


Bùi Minh


Các tin khác


Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Lan tỏa văn hóa đọc và tình yêu sách trong cộng đồng

Do tác động của công nghệ thông tin, mạng internet, các thiết bị điện tử nên đã ảnh hưởng đến việc đọc của thế hệ trẻ, lấn át văn hóa đọc truyền thống. Sau khi có Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam, các bộ, ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương đã chung tay đẩy mạnh phong trào đọc sách và phát triển văn hóa đọc trở thành hoạt động lớn trong tháng Tư hằng năm nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cộng đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục