(HBĐT) - Ở Mường Bi, lễ hội Khai hạ còn gọi là lễ xuống đồng, lễ mở cửa rừng, là lễ hội dân gian được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng giêng (tức ngày mồng 7 tháng tư lịch Mường Bi) tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc.


Lễ rước kiệu Quốc Mẫu Hoàng Bà trong lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc).

Từ nhiều đời nay, người Mường Bi lưu truyền truyền thuyết kể lại rằng: Vua Bà đi từ núi Tản sông Đà đến cầu bến Mảng (suối Mảng, thuộc xã Phong Phú) gặp lũ to, Vua Bà giả trang thành kẻ nghèo đói, rách rưới. Lúc đó trên cánh đồng có hai gia đình đang bừa ruộng. Vua Bà đến thử lòng một gia đình đang bừa bằng 1 con trâu. Bà nhờ người này đưa qua con suối, người này trả lời bận quá không đưa được. Vua Bà lại sang ruộng nhà bên đang bừa bằng 8 con trâu nhờ đưa qua suối, dứt lời nhà này cử người đưa Bà sang luôn. Khi qua suối xong, Bà truyền một câu: "Từ nay nhà ta, giàu thêm có thặm đấy". Nghĩa là: Từ nay nhà giàu có, rồi lại càng giàu có thêm. Thế là từ đó, nhà này luôn giàu có hơn các gia đình khác, ăn nên làm ra, cầu gì được nấy.

Vua Bà tiếp tục đi đến xóm Khung, xã Địch Giáo cũ (nay là xã Phong Phú). Bà ghé vào một nhà trong xóm, gia đình chủ nhà tiếp đón Bà rất tử tế, chu đáo. Thấy vậy, Bà thưởng cho nhà đó một thửa ruộng gọi là nà Mằn (ruộng Mằn), cấy trồng 2 vụ lúa tốt bời bời, không năm nào đói. Vua Bà đi tiếp đến một nhà cùng xã, nhà này không có con. Bà hỏi có muốn có con không Bà cho một đứa. Nhà này rất mừng và Bà ban cho 1 đứa con trai, sau đặt tên là Ngãi. Một năm sau, Bà về thăm mang theo một túi vàng. Bà thử lòng treo túi vàng ngoài cổng và đi vào nhà. Bà vợ ông Ngãi có lòng tham giấu mất túi vàng. Sau Bà không cho con nữa và lấy mất thằng Ngãi, thằng Ngãi bị chết. Từ đó dân trong vùng có câu "tham vàng bỏ Ngãi... ".

Trước sự linh ứng của Vua Bà, ông lang Cun Pi đã lập miếu thờ Bà và tôn Bà làm Thành Hoàng của làng. Từ đó, hàng năm cứ đến ngày mùng 7 và mùng 8 tháng giêng (tức ngày 6, 7 tháng tư theo lịch Mường Bi), Nhân dân trong vùng Mường Bi mang lễ vật đến thắp hương cho Bà, cầu mong Bà phù hộ cho dân làng an cư lập nghiệp, mưa thuận gió hoà, tránh khỏi mọi thú dữ, thiên tai, dịch bệnh, đất nước thanh bình.

Để tưởng nhớ công ơn của Bà, sau này nhà lang và dân làng lập miếu thờ Bà. Xưa kia, nhà lang cho phép mỗi làng được lập 1 miếu thờ Bà, sau này các miếu đó không còn nữa, hiện nay cả vùng Mường Bi chỉ có 1 miếu thờ chung tại xóm Lũy Ải, xã Phong Phú. Lễ cúng Bà được tổ chức vào ngày 7 - 8 tháng giêng âm lịch, lúa gạo được gặt từ nà Mằn. Sau ngày mùng 8, Nhân dân trong vùng mới được cày cấy nên gọi là lễ khuống (xuống) mùa.

Về Tam vị Tản viên Sơn Thánh, theo sự tích vùng Ba Vì Sơn Tây, sông Tích Giang, các vùng Mường cổ ở Hòa Bình đều thờ Thánh Tản Viên (người Mường Hoà Bình gọi là Thánh Đản). Các triều đại nhà nước phong kiến Việt Nam đều phong mỹ tự gọi là "Thượng Đẳng Phúc Thần". Cũng như đồng bào Mường ở các vùng khác, đồng bào Mường ở vùng Mường Bi đã thờ vọng Thánh Đản tại ngôi miếu của mình.

Đồng chí Đinh Sơn Tùng, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tân Lạc cho biết: Lễ hội Khai hạ Mường Bi là một nét văn hóa, mang giá trị nhân văn sâu sắc, thể hiện truyền thống đạo lý "Uống nước nhớ nguồn" của người dân Tân Lạc nói chung và vùng Mường Bi nói riêng. Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập Mường, cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đến với người dân, xóm bản. Đây cũng là dịp để đồng bào Mường Bi giao lưu, gặp gỡ, thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng. Bên cạnh đó, lễ hội còn thu hút du khách muôn phương về vui hội, tìm hiểu nét sinh hoạt văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Mường.


Việt Lâm

 


Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục