(HBĐT) - Về Mường Vang (Lạc Sơn) vào dịp đầu năm, du khách sẽ có chuyến du xuân ý nghĩa khi hoà vào không khí tưng bừng của lễ hội được các địa phương tổ chức. Không những tìm hiểu về bản sắc văn hoá mà du khách còn được tận hưởng và có những trải nghiệm thú vị khi tham gia vào các hoạt động lễ hội.
Thực hiện nghi lễ rước Quốc Mẫu Hoàng Bà cùng các vị thần về dự Lễ hội đình Khói (Lạc Sơn).
Mùa lễ hội xuân Quý Mão 2023, xã Ân Nghĩa là đơn vị mở đầu với lễ hội đình Khói. Trong 2 ngày 26-27/1 (tức mồng 5-6 tháng giêng), tại di tích đình Khói diễn ra đầy đủ các nghi thức, nghi trình của phần lễ và nhiều hoạt động sôi nổi tạo không khí vui tươi của phần hội, như giao lưu văn nghệ, trình tấu chiêng Mường, hát đối, trò chơi dân gian, thi đấu bóng chuyền. Trong dịp này, đình Khói cũng đón bằng công nhận di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Đông đảo nhân dân và du khách đã tới thắp hương tỏ lòng thành kính, tri ân công đức của các vị thần đối với dân làng. Theo anh Bùi Văn Tuấn ở phố Re, xã Ân Nghĩa, cứ đến hội đình Khói là người dân trong vùng Mường Khói lại về tụ họp. Con cháu làm ăn xa quê cũng nán lại dự xong lễ hội mới đi.
Lễ hội đình Cổi ở xã Vũ Bình cũng diễn ra trong 2 ngày 28 - 29/1 (tức ngày mồng 7 - 8 tháng Giêng). Đây là lễ hội mang nét đẹp văn hoá truyền thống không thế thiếu trong dịp đầu năm. Hàng vạn người dân và du khách đã trảy hội vui xuân tại di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh này, đồng thời tham dự các nghi lễ thể hiện lòng tôn kính các vị thần linh và cầu mong năm mới gặp nhiều may mắn. Các hoạt động văn hoá, thể thao đậm đà bản sắc văn hoá được đưa vào lễ hội tạo sức hút lớn đối với du khách và người dân. Chị Trương Thị Minh Thư đến từ quận Hoàng Mai (TP Hà Nội) cho biết: Lần đầu tiên tham dự lễ hội đình Cổi, tôi cảm nhận nhiều cái hay, cái đẹp về văn hoá của dân tộc Mường, về truyền thống "uống nước nhớ nguồn”. Mọi người đến lễ hội với tâm nguyện tốt lành và hướng thiện, cầu phúc, cầu mùa và cầu bình an.
Theo thống kê trên địa bàn huyện Lạc Sơn có 23 di tích khảo cổ, di tích lịch sử, văn hoá. Nhiều di tích tiêu biểu có giá trị văn hoá lịch sử, cách mạng trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Trong đó, đình Khói – xã Ân Nghĩa, đình Cổi – xã Vũ Bình, đền Thượng và đền Cây Đa – thị trấn Vụ Bản, đền Băng – xã Ngọc Lâu… gắn liền với các lễ hội mang giá trị tâm linh tín ngưỡng, trở thành điểm đến thăm quan, tìm hiểu văn hoá của du khách khi đến với địa phương. Đặc biệt, tập trung ở tháng giêng diễn ra các lễ hội: Chiêng Mường của Mường Vang Vó cũng là lễ hội truyền thống của cộng đồng Mường trong tỉnh; lễ hội đình Khênh – xã Văn Sơn tổ chức ngày 12 - 13; lễ hội xuống đồng tổ chức 3 năm một lần tại xã Yên Phú vào ngày mồng 8; lễ hội Đu Vôi tổ chức 3 năm một lần tại thị trấn Vụ Bản; lễ hội rước Bụt Khụ Dúng tổ chức 3 năm một lần vào mồng 8 tại xóm Vó – xã Nhân Nghĩa.
Đồng chí Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng VH-TT huyện Lạc Sơn cho biết: Bên cạnh văn hoá Mường đặc sắc, trên địa bàn huyện có các di tích lịch sử, văn hoá tâm linh, tín ngưỡng thu hút khách du lịch. Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/HU của Huyện uỷ về phát triển du lịch, một số di tích lịch sử, văn hoá, nơi thờ tự tín ngưỡng trên địa bàn huyện đã được quan tâm bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp. Mặt khác, đề xuất cấp có thẩm quyền xếp hạng, cấp bằng công nhận nơi thờ tự, di tích. Hàng năm, các xã, thị trấn tổ chức các lễ hội tín ngưỡng, văn hoá gắn với du lịch ở địa phương. Hoạt động lễ hội có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, là hình thức sinh hoạt văn hoá tinh thần mang đạo lý, truyền thống tôn kính tổ tiên, hướng về nguồn cội, qua đó góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn.
Ngày 31/5, báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn lần 4 - 2023 tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Nếu tính từ triển lãm cá nhân đầu tiên Hiện thực và ảo tưởng (gallery Tràng An, Hà Nội, 1997) đến nay, Thiên khải là cột mốc sâu sắc và kỳ công bậc nhất của Đinh Quân (1964, Hải Phòng). Triển lãm đang diễn ra tại An Gallery (159 Đồng Khởi, Q.1, TP.HCM), bày hơn 40 tranh sơn mài trừu tượng, trong đó có nhiều bức khổ lớn.
Xung quanh câu chuyện "trùng tu, tôn tạo di tích” thời gian qua đã xảy ra không ít chuyện dở khóc dở cười. Với những di tích được trùng tu bằng nguồn kinh phí xã hội hoá, các nhà tài trợ đều như muốn thể hiện cái "Tôi” của mình to đùng, ngất ngưởng. Họ muốn theo kiểu: "ai bỏ tiền người đấy có quyền có tiếng nói.”
(HBĐT) - Đồng chí Bùi Văn Chúc, Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) cho biết: Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa (TDĐKXDĐSVH) ở địa phương đã gắn kết được nhiều cuộc vận động, phát huy vai trò chỉ đạo, tổ chức hoạt động của cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể và tính tự quản của người dân trong cộng đồng.
(HBĐT) - Công trình thanh niên số hóa các di tích lịch sử - văn hóa, địa chỉ đỏ đang được Tỉnh Đoàn triển khai tích cực, hiệu quả. Không chỉ cung cấp thông tin, hình ảnh, tài liệu về di tích, địa danh lịch sử, địa điểm du lịch nổi tiếng một cách nhanh chóng, sinh động, công trình còn phát huy tinh thần xung kích, sức sáng tạo của tuổi trẻ trong tuyên truyền, quảng bá các giá trị văn hóa, giáo dục truyền thống lịch sử của quê hương, thúc đẩy công cuộc chuyển đổi số.
Tối 28/5, tại Việt Nam Quốc tự, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật mừng đại lễ Phật Đản - Phật lịch 2567 và kỷ niệm 60 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân với chủ đề "Lửa thiêng rực sáng sử vàng”.