(HBĐT) - Nghĩ về văn hóa đọc, tôi tâm đắc câu nói của phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Hoàng Anh "Tất cả những gì ta học được là nhờ sách vở. Đúng là như vậy, đọc sách, sách sẽ dạy ta không những kiến thức, cách làm người mà sách còn làm cuộc đời ta thêm phong phú”.

Thấu hiểu được quyền năng cùng giá trị bất biến của sách và việc đọc sách, Unesco đã lấy ngày ngày 23/4 hàng năm là "Ngày sách và bản quyền thế giới”.

Ngày hội đọc sách Việt Nam được Bộ VH-TT&DL tổ chức định kỳ vào ngày 23/4 ngày càng thu hút sự chú ý, tham dự của đông đảo độc giả, nhất là giới trẻ.

Đọc đã trở thành nhu cầu của con người, một phương tiện hiệu quả để bồi bổ tri thức, nâng cao thẩm mỹ và bồi đắp tâm hồn cho mỗi cá nhân. Sách và đọc sách vẫn tồn tại như một phần tất yếu của cuộc sống hôm nay. Đọc phải trở thành nét văn hóa, trở thành nhu cầu sự ham muốn tránh thú vui không bổ ích.

Văn hóa đọc giúp ta có thể sống cùng một lúc ở quá khứ, hiện tại và tương lai, làm cho đời sống ý nghĩa và phong phú.

Trong Hội nghị văn hóa toàn quốc, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: "Văn hóa còn thì dân tộc còn”, điều đó nhắc nhở bảo vệ văn hóa mà đọc cũng là một hình thái duy trì nền văn hóa của dân tộc, tạo cho người đọc một niềm tin chiến lược. Sự tích lũy lâu năm có một tủ sách đến hàng nghìn cuốn là một sở thích, một nhu cầu nên khi cần tham khảo, tra cứu một vấn đề gì là có sách.

Nhắc đến văn hóa đọc, nhiều người cho rằng chỉ cần mở máy, lên mạng là đủ tin tức. Điều đó là đúng vì những tin ấy người đọc phải có trình độ để lựa chọn những tin không lành mạnh. Đọc sách tử tế là tạo cho mình một nền tảng văn hóa sự kết nối lịch sử và hiện tại tạo cảm hứng cho đời sống đương đại.

Với nghề nghiệp trải qua, tôi đã tích lũy được một tủ sách. Khi đọc gặp đoạn hay tôi thường có thói quen ghi chép vào sổ tay để ghi nhớ. Tính ham đọc đã lôi cuốn con cháu, trên kệ sách hôm nay mặc dù có nhiều cuốn đã sờn gáy như những cuốn: Lép – Tôn s.tôi, Viên đại úy, Rùa trâu, Những người khốn khổ, Tắt đèn, Sống mòn... đến những danh nhân Việt Nam như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ. Những cuốn sách về Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp...

Đọc sách giúp quá trình ký ức phát triển, qua nhận thức con người khi đọc phải trải qua ba giai đoạn: Ghi nhớ, nhớ lại và hiện lại, trong đó hiện lại là khâu quan trọng trong quá trình ký ức của con người.

Đọc sách không chỉ giải quyết vấn đề tìm hiểu cách vượt qua khó khăn mà còn giúp khôn ngoan hơn trong ứng xử, giao tiếp.

Lê nin đã từng nói: "Không có sách thì không có tri thức”. Con người không đọc sách thì tâm hồn sẽ nghèo nàn. Đọc sách tốt, tử tế là nguồn bổ sung tri thức, xây dựng nhân cách.


Văn Song (TTV)


Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục