Từ nguồn nguyên liệu tự nhiên, người Mường ở Hòa Bình đã sáng tạo nên những món ăn, thức uống vừa tinh túy, vừa bổ dưỡng. Bằng đôi tay khéo léo, chứa đựng tình cảm của người làm ra nó mà ẩm thực các vùng Mường mang đến hương vị đậm đà, khác biệt, đầy bản sắc của núi rừng.


Phụ nữ xóm Chiềng, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) giữ tình yêu với ẩm thực truyền thống.

Nét văn hóa độc đáo

Những người con xứ Mường thuộc lòng câu tục ngữ "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới”, bao hàm trong đó cả phong cách sống, một phần nghệ thuật ẩm thực của người Mường. Nghệ nhân Bùi Thanh Bình ở phường Thái Bình (TP Hòa Bình) cho biết: Do đặc điểm người Mường thường sinh sống trong những thung lũng có triền núi đá vôi bao quanh, gần những con sông, con suối nhỏ, sinh hoạt chủ yếu dựa vào nông nghiệp nên những món ăn, thức uống cũng rất gần gũi với tập quán sản xuất của cư dân. Món ăn nổi bật trong đó phải kể đến mâm cỗ lá. Đã thành truyền thống, người Mường thích bày cỗ trên lá chuối trong tất cả những bữa cỗ cộng đồng, như: lễ hội, cưới xin, tang ma hoặc lễ cúng lớn trong năm. Mỗi dịp lễ, Tết, hội hè, món ăn và cách bày trí có những nét riêng, bao hàm cả tín ngưỡng. Dễ nhận thấy nhất là cách bày lá chuối, người Mường cho rằng ngọn lá và mép lá tượng trưng cho mường Sáng – mường của người sống, phần gốc và mang lá tượng trưng cho mường Tối, mường Ma, là mường của người chết. Do đó, người Mường có quy tắc phân biệt: Khi dọn cỗ cho người sống, phần ngọn lá hướng vào trong, phần gốc lá hướng ra ngoài, còn khi dọn chỗ cho người ma thì ngược lại. Người Mường tin rằng, quy tắc này không thể vi phạm vì sẽ mang lại những điều dữ hoặc làm mất lòng khách. 


Nguyên liệu dùng để nấu da trâu khô - món ẩm thực độc đáo xứ Mường.


Bên cạnh mâm cỗ lá, tục uống rượu cần cũng được xem là nét văn hóa phổ biến trong cộng đồng người Mường ở Hòa Bình. Rượu cần luôn phải uống tập thể, cùng hòa mình vào những luật vui của các tuần rượu, được nghe hát dân ca thường rang, bộ mẹng, hát đối đáp của các bên tham gia.

 Đặc biệt, trong cách chế biến mâm cỗ của người Mường Hòa Bình thường cho nhiều gia vị. Vị được bà con dân tộc ưa thích là vị đắng (măng đắng, lá, hoa, ngọn đu đủ, quả mướp đắng...), vị cay thơm nồng của ớt và vị chua của các loại rau, củ quả quen thuộc ở vườn nhà, như: lá lồm, cà muối, rau cải và quả đu đủ muối, măng chua... 

Nâng tầm ẩm thực xứ Mường

Ẩm thực xứ Mường không chỉ nổi tiếng với những câu chuyện về mâm cỗ lá truyền thống từng được xác lập kỷ lục  Việt Nam tại Liên hoan ẩm thực Hòa Bình năm 2019. Mâm cỗ lá có trên 80 món, được chế biến bằng nguyên liệu sạch và vật nuôi đặc sản của địa phương. Thời điểm đó, các nghệ nhân ẩm thực tạo nên mâm cỗ đặc sắc để khoe cách chế biến, nguyên liệu chứ không phải là khoe mâm cỗ to nhất.

 Nhờ được mẹ cha chỉ bảo mà từ lâu, chàng trai xứ Mường Bùi Văn Nam ở xóm Chiềng, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã thuần thục cách chế biến các món ăn của người Mường. Sau này, khi công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, anh ấp ủ ước muốn đưa văn hóa ẩm thực của người Mường Hòa Bình vươn xa, khẳng định thương hiệu. Đây cũng là thành quả sau 1 năm đau đáu với "công trình” ẩm thực, anh đã giới thiệu và lan tỏa giá trị độc đáo của những món ăn, đồ uống xứ Mường. Người Mường Hòa Bình có thêm niềm tự hào khi môn nấu da trâu khô, cá ốch đồ măng chua và rượu cần của dân tộc mình được bình chọn và vinh danh là 3/121 món ăn, đồ uống tiêu biểu của Việt Nam năm 2023. 

Chia sẻ về những món ẩm thực độc đáo này, anh Nam cho biết: Môn nấu da trâu khô, cá ốch đồ măng chua và rượu cần có nguyên liệu, cách sơ chế khác nhau nhưng đều mang những nét văn hóa của người Mường bản địa. Trong đó, cá ốch đồ măng chua là món ăn cổ truyền, được đồ chín bằng hơi nước, có mặt hầu hết trong các bàn tiệc khách và các hoạt động lễ nghi trong đời sống xã hội Mường. Môn nấu da trâu khô là sáng tạo độc đáo từ những nguyên liệu sẵn có kết hợp với văn hóa bản địa truyền thống. Để chuẩn bị và chế biến món ăn này đến lúc thành phẩm thông thường phải mất nửa ngày. Đổi lại, món ăn vô cùng độc đáo,     có vị thanh mát, thơm ngậy hòa quyện cùng vị ngọt đắng rất vừa miệng và mang hương vị đặc trưng. Với rượu cần của người Mường ở Hòa Bình là nét văn hóa đặc sắc. Rượu được trưng cất cẩn thận theo phương pháp truyền thống, đặc biệt sử dụng những nguyên liệu tự nhiên trong quá trình lên men.

Tăng sức hấp dẫn cho các điểm đến

Văn hóa ẩm thực làm nên vị đặc trưng của mỗi vùng miền. Với du lịch Hòa Bình, văn hóa ẩm thực trở thành một trong những nhân tố thu hút khách du lịch. Bên cạnh những loại hình khác, du lịch ẩm thực đang trở thành xu thế và chiếm vai trò trong sự phát triển du lịch địa phương. Chị Nguyễn Phương Thảo (du khách Hà Nội) chia sẻ: Ngoài tham quan, trải nghiệm điểm đến, gia đình tôi quan tâm đến ẩm thực bản địa và đã thưởng thức một số món ăn, đồ uống của Hòa Bình, như: cỗ lá, cơm nếp lam, cá ốch đồ, rượu cần. Không chỉ là những món ăn ngon mà qua đó, tôi hiểu thêm về văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của vùng đất.


Du khách khám phá văn hoá, nét tinh tuý của ẩm thực Mường Vang.

Theo đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL, trên hành trình khám phá, trải nghiệm miền đất, du khách tìm kiếm sản phẩm du lịch ẩm thực. Các điểm đến của du lịch Hòa Bình không nằm ngoài xu hướng, cung cấp, giới thiệu và quảng bá ẩm thực địa phương, góp phần lưu giữ, tôn vinh văn hóa. Không đơn giản là đồ ăn ngon, độc đáo, các điểm đến còn cung cấp những trải nghiệm cho du khách khám phá bản sắc văn hóa, tận hưởng không gian văn hóa ẩm thực trọn vẹn, nét văn hóa ứng xử... Từ đó, thu hút khách du lịch, giúp họ hiểu hơn về cuộc sống, nếp sống của đồng bào dân tộc.


Lạc Bình

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục