Liveshow Jazz Việt của nghệ sĩ saxophone Phan Anh Dũng sẽ diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào ngày 15/1/2009. Đây là liveshow thứ ba của nghệ sĩ kiêm giảng viên kèn saxophone của Trường Cao đẳng nghệ thuật HN. Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với nghệ sĩ Phan Anh Dũng.

Dù mới du nhập vào VN nhưng nhạc Jazz đã và đang khẳng định được bản sắc trong những năm gần đây. Tại sao anh lại phải đặt tên cho liveshow của mình là Jazz Việt?

Trước hết là vì trong chương trình này tôi sẽ trình tấu 80% các bản nhạc có giai điệu Việt. Ở các liveshow trước, tôi và ban nhạc chơi trong chương trình xen kẽ có chọn lọc giữa nhạc Jazz Việt và  Jazz thế giới. Với Jazz Việt, tôi mong muốn khán giả nghe Jazz sẽ không bị khó hiểu như một số phong cách âm nhạc khác và có sự so sánh giữa Jazz quốc tế và Jazz Việt cũng như hiểu cách nghe Jazz. Đây cũng là liveshow kỷ niệm 10 năm tôi thực hiện liveshow đầu tiên tại rạp Công nhân. Vì thế, tôi muốn khẳng định bản sắc Việt như một cống hiến của chính mình cho nền nhạc Jazz non trẻ của Việt Nam.

Vậy tại sao lại chỉ là 80% những giai điệu Việt trong chương trình lần này chứ không phải là 100%?

Tới dự trong chương trình lần này sẽ có một lượng khán giả và học viên  học kèn saxophone của tôi là người nước ngoài, do vậy tôi dành 20% Jazz quốc tế để chơi trong chương trình phục vụ đối tượng trên. Hơn nữa tôi muốn khán giả sẽ nhận ra sự khác biệt giữa Jazz Việt và Jazz quốc tế.  Những bản nhạc Jazz thế giới tôi đưa vào chương trình này là những nhạc phẩm Jazz có giai điệu đẹp như: Autumn leaves, Summertime, Misty, Smoke Gets In Your Eyes, What  A Wonderful World...

Mười năm nhìn lại, Jazz mang đến cho anh những gì? 

Nhiều chứ! Trong những năm vừa qua, tôi đã thu thanh và phát hành được 6 album, tham dự và biểu diễn một số festival Jazz ở cả trong và ngoài nước. Có khoảng 50 người đã và đang theo học các khóa học saxophone do tôi giảng dạy. Tôi từng học kèn claninet, violon... nhưng có lẽ chỉ có cây kèn saxophone mới đem đến cho tôi một sự nghiệp, một cái tên. Đó là chỉ tính có mười năm trở lại đây thôi nhé.

 Xin cảm ơn và chúc anh thành công với liveshow Jazz Việt.

Tính đến nay, liveshow nhạc Jazz tại VN chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Trong khâu tổ chức liveshow này, anh có gặp  khó khăn gì không?

Hà Nội hơi ít sân khấu biểu diễn đạt tiêu chuẩn. Ban tổ chức chương trình Jazz Việt đã liên hệ với Nhà hát Lớn Hà Nội từ cuối tháng 9 nhưng để có "ngày đẹp" thì phải chờ đến tháng 1/2010. Chương trình dự định sẽ diễn ra hai đêm nhưng không xếp được hai ngày liền nhau vì đây là dịp gần Tết nên nhiều tổ chức đơn vị tổng kết, đón nhận huân chương,  lễ trao giải... nên liveshow này chỉ có thể trình diễn một đêm duy nhất vào ngày ngày 15/1/2010. Cũng may là tôi có cả một công ty truyền thông chuyên tổ chức sự kiện giúp đỡ là Công ty MIVA media.

Năm 1999, anh chơi nhiều dòng nhạc như nhạc cổ điển, nhạc Việt Nam theo phong cách Jazz … với khá đông nghệ sĩ biểu diễn, trong đó có một tốp kèn. Tại sao những lần diễn sau không thấy anh phát triển ý tưởng này tiếp?

 Năm 1999, tôi dàn dựng một dàn nhạc có tới 14 nghệ sĩ chơi Jazz cùng với tôi tại rạp Công nhân, thời điểm đó thì đây là một dàn nhạc có đông nghệ sĩ chơi Jazz nhất của Việt Nam. Nhưng sau đó khi nghe lại băng ghi âm thì tôi  nhận thấy rằng nhóm kèn trình độ không đồng đều, do vậy có những bè bị "lép". Rất khó để tìm ra tại Hà Nội hơn mười nghệ sĩ chơi kèn cân nhau về "lực kèn" lẫn trình độ.

Giá vé mà ban tổ chức đưa ra là 400.000 - 500.000VND, anh có nghĩ là quá cao không khi mà mới đây thôi thì liên hoan âm nhạc châu Âu tại Hà Nội khán giả được phát vé miễn phí?

Mỗi một chương trình đều có mục đích riêng. Jazzshow lần trước, ban tổ chức cũng thu được số tiền bán vé kha khá, hơn nữa tôi cũng đã bán được hàng vạn đĩa CD từ các album, do vậy tôi cũng tự tin về số lượng vé phát hành.

Ở những lần công diễn trước, anh thường biểu diễn 3 - 4 bản nhạc do anh sáng tác, lần này thì chỉ thấy trong chương trình 1 sáng tác của anh là bản nhạc Cánh diều, phải chăng nhiệt huyết sáng tác trong anh đã suy giảm?

Năm nay tôi thu thanh và phát hành 3 album hòa tấu saxophone với nhiều chủ đề khác nhau, ngoài ra còn giúp nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha sản xuất hai CD 20 ca khúc do anh sáng tác, do vậy cũng khá bận rộn. Nhưng không phải vì thế mà tôi không có những sáng tác mới, mục đích của chương trình lần này là chơi nhiều bản nhạc Việt theo phong cách Jazz nên tôi đã biên tập các nhạc phẩm như: Chị tôi (Trần Tiến), Hồ trên núi (Phó Đức Phương), Mối tình đầu (Thế Duy), Làm quen (Lê Quân), Thu quyến rũ (Đoàn Chuẩn -Từ Linh), Như cánh vạc bay (Trịnh Công Sơn).

                                                                    Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Xã Quang Tiến sôi nổi xây dựng đời sống văn hóa

Cuối năm 2023, tuyến đường nối giữa 2 cụm dân cư thuộc xóm Đoàn Kết 1, xã Quang Tiến (TP Hoà Bình) được mở mới và cứng hóa thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, giao thương của nhân dân.

Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024

Chiều 16/5, tại Trung tâm Nghệ thuật truyền thống tỉnh Nghệ An đã diễn ra lễ Khai mạc Liên hoan Tiếng hát làng Sen năm 2024. Đây là chương trình nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Nghệ An tổ chức nhằm Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2024).

Tuyên truyền, giới thiệu những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho học sinh

Ngày 15/5, nhân kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức tuyên truyền, giới thiệu giá trị nội dung di tích lịch sử cách mạng Địa điểm Bác Hồ về thăm Tập đoàn sản xuất Chí Hòa và những lần Bác Hồ về thăm tỉnh Hòa Bình cho 100 học sinh Trường TH&THCS Bãi Lạng (Lương Sơn).

Ra mắt sách “Từ Việt Bắc về Hà Nộii” trong bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”

Tiểu thuyết "Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập "Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Huyện Lạc Thủy quan tâm bảo vệ di sản văn hóa

Huyện Lạc Thuỷ có nhiều lợi thế xây dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn như du lịch văn hoá, sinh thái, thắng cảnh, lễ hội… Văn hóa tâm linh là thế mạnh của du lịch huyện. Từ khi Luật Di sản văn hóa (DSVH) được ban hành, huyện luôn chấp hành tốt, nghiêm cấm các hành vi xâm hại tới DSVH, làm sai lệch DSVH; hủy hoại hoặc gây nguy cơ hủy hoại DSVH; đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép; lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục