Vũ Linh (vai hoàng tử), Trinh Trinh (vai cô Tấm) trong vở Tấm Cám .

Vũ Linh (vai hoàng tử), Trinh Trinh (vai cô Tấm) trong vở Tấm Cám .

Ai ghiền cải lương năm nay ắt sẽ thất vọng. Bởi sân khấu cải lương xem chừng quá đìu hiu, không xôm tụ như mọi năm.

Chỉ có một rạp Hưng Đạo làm "địa chỉ đỏ" cho cải lương, vậy mà năm nay cũng không kín lịch. Mọi năm ngày nào cũng có 2 suất trưa, tối, kéo dài tận mười mấy âm lịch. Bây giờ mỗi ngày chỉ còn một suất tối, và mùng 9 đã "kết sổ" dành đất cho ca nhạc. Suất buổi trưa thường dành cho khán giả ở xa, ngoại thành, họ vào xem rồi có thể đi xe về nhà kịp trong ngày. Nay bỏ đi suất này, coi như giảm mất phân nửa lượng người xem.

Kịch mục cũng thiếu thốn trầm trọng. Hầu như chỉ có vở Hoa vương tình mộng của nhóm Thắp sáng niềm tin (Nhà hát Trần Hữu Trang) là mới, còn lại đều là vở cũ như: Tấm Cám, Về đất Kinh Châu, Của trời cho, Lương Sơn Bá. Kể cả hai chuyên đề Vũ Linh - Chuyện tình sân khấu và Vũ Luân - Tú Sương cũng gồm những trích đoạn cũ dựng lại. Tuy nhiên, đây vẫn là những vở hay, vở kinh điển, vở hài vui vui nên khán giả chắc vẫn thú vị. Có người xem đi xem lại cũng không chán. Hầu như vở nào cũng phải "tút" lại cho mới chứ không để y bản dựng cũ, thành ra vẫn có chỗ cho nghệ sĩ tung hoành.

Lý giải cho việc này, không có gì hơn là nghệ sĩ bận "chạy sô". Tối mắt tối mũi bởi đang mùa Tết, nào đóng phim, nào hát lễ hội, hội chợ ở tỉnh, nào quay VCD, ghi âm album… Nghệ sĩ không còn thời gian tập tuồng, học thoại, đạo diễn có đến chắc cũng ngồi chờ dài cổ! Cho nên, lấy tuồng cũ ra diễn là khỏe nhất. Dù có làm mới lại chút đỉnh thì đã có sẵn đường dây, tập vẫn nhanh hơn khai phá một vở mới toanh.

Điểm đặc biệt là hầu hết các vở đều được xã hội hóa, do nghệ sĩ bỏ vốn ra tự làm. Vũ Linh đầu tư chương trình Chuyện tình sân khấu, vở Tấm Cám, Về đất Kinh Châu. Vũ Luân đầu tư chuyên đề với Tú Sương, vở Lương Sơn Bá. Kim Tử Long đầu tư vở Của trời cho. Chỉ có nhóm Thắp sáng niềm tin đại diện cho Nhà hát Trần Hữu Trang là dựng vở mới.

Nhìn chung, cải lương không còn "định cư" tại rạp nữa, mà chủ yếu là xé lẻ từng trích đoạn chạy về các chương trình tạp kỹ tại các tỉnh, thành. Khán giả xem cải lương kiểu đó, không biết buồn hay vui? 

                                                                        Theo Báo Thanhnien

Các tin khác


Xúc động gặp các cựu chiến sỹ Điện Biên trên đồi A1

Tác phẩm "Các cựu chiến binh Điện Biên năm xưa gặp nhau trên đồi A1” của tác giả Dương Vân Anh, Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh Hòa Bình là một trong 2 tác phẩm được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23 vừa tổ chức tại tỉnh Điện Biên. Đây là niềm vinh dự của của cá nhân tác giả cũng như Hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh tỉnh.

Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục