Thượng tọa Thích Tấn Đạt

Thượng tọa Thích Tấn Đạt

Về những hiện tượng xô bồ nhộn nhạo thái quá ở các đền chùa, lễ hội tín ngưỡng đầu năm, Thượng tọa Thích Tấn Đạt, Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trụ trì chùa Hòa Khánh, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh cho rằng, ngoài sự tuyên truyền, hướng dẫn của nhà chùa, tổ chức Giáo hội, các đơn vị quản lý di tích, danh thắng, rất cần thêm những quy định cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nuớc; sự tham gia của của các cơ quan truyền thông trong việc hướng dẫn người dân đi lễ.

Xin Thượng tọa nói rõ thêm về truyền thống đi lễ chùa của nhân dân ta.


- Lên chùa lễ Phật là truyền thống của nhân dân ta, có thể nói truyền thống đó bắt đầu từ khi Đạo Phật du nhập vào nước ta và kéo dài cho đến ngày nay. Tại các ngôi chùa, quanh năm ngày nào cũng có người đi lễ, nhất là vào những ngày đầu năm âm lịch, không chỉ những người theo đạo Phật mà còn có cả những người không theo đạo hoặc theo các tôn giáo khác lên chùa đi lễ, vãn cảnh, thậm chí đi xem, đi chơi. Tôi nghĩ truyền thống đó đã đã thấm nhuần, trở thành nét văn hóa của dân tộc, cần phải giữ gìn và phát huy.


Người lên chùa, ngoài thắp nhang niệm Phật còn thường dâng  lễ vật. Thượng Tọa có thể cho biết ý nghĩa của việc dâng lễ.


- Lễ vật của người lễ chùa rất đa dạng, ngoài nhang đèn, hoa, trái, bánh kẹo… còn có một phần tiền, thuờng gọi là tiền công đức. Theo quy định của nhà chùa, tiền công đức chỉ được dùng vào ba việc là Cúng giuờng Tam bảo; lo cho chư tăng, và tu bổ chùa chiền chứ không đuợc dùng vào việc khác. Người dâng lễ vật thể hiện lòng thành kính, đức tin của mình đối với Phật, Thánh, Tăng. Do vậy nó không mang nặng ý nghĩa vật chất. Đó cũng là nét văn hóa rất đẹp của Đạo Phật, đồng thời là nét văn hóa đẹp của tăng, ni, Phật tử và các giới đồng bào ta.


Xuất phát từ những ý nghĩa trên, tôi không đồng tình với việc một số người  lên chùa đi lễ mà lại đặt tiền không đúng nơi, đúng chỗ. Đồng tiền dù mệnh giá lớn nhỏ đều do Nhà nước phát hành, đều mang giá trị không chỉ kinh tế mà cả văn hóa, là chủ quyền quốc gia, mọi người đều phải tôn trọng, có trách nhiệm giữ gìn.


Tuy nhiên, mặt khác cũng cần phải nói, nhiều người lên chùa, muốn cúng giường Tam Bảo, cụ thể là muốn cúng tiền nhưng không biết đặt lễ vào chỗ nào thành ra họ rải lung tung.



Người dân đi lễ chùa tại  thành phố Hồ Chí Minh

Để khắc phục tình trạng trên, theo Thượng tọa, chúng ta cần phải làm gì?


- Trước hết cần làm cho nhiều người hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc dâng lễ, từ đó hiểu thêm những nét đẹp văn hóa của Phật giáo và của dân tộc. Muốn vậy, ngoài sự tuyên truyền, hướng dẫn của Nhà chùa, tổ chức Giáo hội, các còn rất cần những quy định cụ thể của cơ quan quản lý Nhà nuớc; sự tham gia của của các cơ quan truyền thông nhằm tạo sự đồng thuận trong dư luận xã hội và của các tầng lớp nhân dân…


Xin cảm ơn Thượng tọa.
 
                                                                            Theo Báo Nhandan

Các tin khác


Khai mạc những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tối 3/5, tại Hà Nội, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Một thành viên Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức Lễ khai mạc "Những ngày phim tài liệu kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục