Từ sau Toàn quốc kháng chiến đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), tại trung tâm căn cứ địa cách mạng, Hồ Chủ tịch là người đã lãnh đạo, dẫn dắt, đưa đường, chỉ lối, đặt nền móng cho nền văn hóa, văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Vào ngày 19/5 này, cả nước ta sẽ tưng bừng kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân Văn hóa - nhà thơ Hồ Chí Minh.

Trong lòng mỗi người chúng ta lại thầm nghĩ về Bác - trong sự nghiệp cách mạng cao cả, vĩ đại của Người, trong cuộc sống thanh tao, đạm bạc, ung dung, tự tại của Người; và với  những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, những gì mà Bác Hồ đã ân cần nhắc nhở, dạy dỗ, vừa với tư cách là lãnh tụ, vừa là một Nhà văn hoá lớn, hơn bao giờ hết, lại càng trở nên sống động, da diết và tha thiết đến nhường nào?

1.Có lẽ, vốn sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong tiếng ru của mẹ với những câu hò ví dặm, những điệu hát phường vải bay bổng trên dòng sông Lam xứ Nghệ; lại được tiếp xúc với bao nhiêu nhà chí sĩ yêu nước - vừa là những nhà hoạt động cách mạng, vừa là những nhà thơ đầy khí phách, tâm huyết - Chủ tịch Hồ Chí Minh phải là người rất mê thơ, sành điệu về thơ và cũng đầy cảm xúc thi ca. Nhưng cuộc đời hoạt động cách mạng đầy gian truân, thử thách, chông gai đã buộc Người phải tạm quên thơ ca mà theo tiếng gọi non sông cứu dân, cứu nước.

Và chỉ khi đã bị kẻ địch cầm tù, Bác Hồ mới tiếp tục "ngâm thơ", "làm thơ", vừa để nâng cao chí khí của mình, vừa đợi đến ngày tự do để tiếp tục hoạt động cách mạng, và “Nhật ký trong tù” đã minh chứng cho tâm hồn thi sĩ của Bác. Nhưng trước khi làm thơ, vào những năm đầu thế kỷ XX, Hồ Chủ tịch đã là một nhà báo lớn, tờ Người cùng khổ - Le Paria - với nhiều bài viết sắc sảo đầy tính chiến đấu, cùng những vở kịch, tranh minh họa, tranh châm biếm đả kích bọn đế quốc, thực dân, đã khẳng định tên tuổi của Người trong giới báo chí tại Pháp.

Đặc biệt, nhiều bức tranh đả kích do Người vẽ, đến nay vẫn còn giá trị và cũng chứng minh tài năng đa dạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau này, cùng với những hoạt động ở Pháp, trong mối quan hệ của Bác với những nhà văn hóa, những nhà văn, họa sĩ, nhà thơ nổi tiếng; Nguyễn Ái Quốc luôn được đánh giá là một người am hiểu tường tận và sâu sắc cả văn hóa phương Đông lẫn văn hoá phương Tây.

Bác bắt nhịp bài Kết đoàn.

2. Ngày 19/12/1946, Toàn quốc kháng chiến bùng nổ, Hồ Chủ tịch lại cùng Trung ương Đảng trở về chiến khu Việt Bắc, lãnh đạo cuộc chiến đấu thần thánh giải phóng dân tộc. Trong trăm công nghìn việc của một vị lãnh tụ tối cao, Hồ Chủ tịch đã đặt những nền móng đầu tiên cho lý luận, thực tiễn một nền văn hóa, văn nghệ cách mạng Việt Nam.

Năm 1948, Trường Mỹ thuật kháng chiến, rồi các đoàn văn công - kịch nói, ca múa nhạc, chèo, tuồng… cùng các cơ quan văn hóa, văn nghệ ra đời và phát triển một cách đồng bộ, mạnh mẽ. Rồi nền điện ảnh non trẻ Việt Nam, nghệ thuật nhiếp ảnh thô sơ, tinh giản cũng ra đời. Nhà điện ảnh Xô viết nổi tiếng Các-men, người đã làm nên những thước phim tài liệu lịch sử vô giá về cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam; sau này, trong nhiều hồi ức của mình, đã ca ngợi Bác Hồ là người rất am hiểu về điện ảnh, và trong nhiều cuộc trao đổi, luận bàn với Các-men, Người đã có nhiều ý kiến hết sức sâu sắc, quý giá.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Đinh Đăng Định (Giải thưởng Hồ Chí Minh), đã kể nhiều kỷ niệm về Bác, trong đó có câu chuyện, khi nghe một nghệ sĩ trẻ kêu ca về phương tiện nghèo nàn, khó khăn, Bác đã hết sức cảm thông, chia sẻ, nhưng rồi Người nói - Từ trong cái khó, mới ló cái khôn - và cũng chính từ thời kỳ đó, nền nhiếp ảnh Việt Nam bắt đầu làm nên sự nghiệp của mình.

Tóm lại, có thể nói, từ sau Toàn quốc kháng chiến đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954), tại trung tâm căn cứ địa cách mạng, Hồ Chủ tịch là người đã lãnh đạo, dẫn dắt, đưa đường, chỉ lối, đặt nền móng cho nền văn hóa, văn nghệ cách mạng Việt Nam.

3. Năm 1955, hòa bình hoàn toàn lập lại trên miền Bắc, đất nước ta bước vào một giai đoạn mới, hàn gắn vết thương chiến tranh, công nghiệp hóa XHCN, đấu tranh thống nhất nước nhà. Và trong không khí náo nức, hồ hởi, say mê của cuộc sống mới, cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, một luồng gió sáng tạo mới trong văn hóa, văn nghệ đã bừng lên.

Từ năm 1957, các hội sáng tạo văn học, nghệ thuật - văn học, thơ ca, mỹ thuật, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, kiến trúc, múa, xiếc, múa rối... rồi các trường nghệ thuật sân khấu, điện ảnh, trường múa, rồi các đoàn văn công - tuồng, chèo, cải lương, kịch nói, văn công Nam Bộ, văn công Liên khu 5... lần lượt ra đời.

Trong nhiều tấm ảnh tư liệu quý giá còn lưu giữ đến nay, hình ảnh Bác Hồ luôn luôn tươi cười xuất hiện cùng anh chị em văn nghệ sĩ - lúc thì Bác ở trụ sở Liên hiệp VHNT, lúc thì ở các trường nghệ thuật, lúc thì múa hát cùng các cháu thiếu nhi, lúc thì ở đoàn văn công… với những lời dạy dỗ quý báu, chân tình, đầy thương yêu sâu sắc, cảm thông những khó khăn, thử thách trong công việc lao động sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, và chính Bác Hồ cũng khẳng định một vị trí cao quý, vinh quang của người nghệ sĩ cách mạng Việt Nam - văn hóa, văn nghệ cũng là một mặt trận, anh chị em là những chiến sĩ trên mặt trận ấy.

Viết về Bác, sự nghiệp của Người, đạo đức của Người, tư tưởng của Người, công lao của Người với Cách mạng Việt Nam, đã có không biết bao nhiêu công trình cả trong nước và trên thế giới, của các nhà khoa học, văn hóa, văn nghệ sĩ... lừng danh, mà trong đó, không ít người đã dành cả cuộc đời để nghiên cứu về Bác. Bởi thế, những dòng viết này của tôi, chỉ là một vài suy nghĩ, tâm sự của một người nghệ sĩ quê hương xứ Nghệ, đã 40 năm nặng lòng với văn học, nghệ thuật; đúng vào dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá lớn, nhà thơ Hồ Chí Minh - một con người Việt Nam đẹp nhất!

                                                                             Theo Báo CAND

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục