Những năm gần đây, hệ thống các gallery (phòng tranh) tại TPHCM phát triển khá rầm rộ. Cùng với các phòng tranh nghệ thuật đích thực, không ít các phòng tranh tư nhân ra đời chủ yếu là chép tranh, vẽ tranh trang trí… Nhiều phòng tranh ra đời, hoạt động của ngành mỹ thuật TP hẳn phải nhộn nhịp và khởi sắc hơn? Chưa hẳn vậy. Nói về hoạt động các phòng tranh tại TPHCM, nhiều họa sĩ trong ngành không ngần ngại cho rằng vui ít buồn nhiều!

Rộn ràng tranh chép
 
Nếu như những năm trước, để có được một bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng là điều không tưởng, những ai được sở hữu tác phẩm của họa sĩ “thường thường bậc trung” để treo trong nhà đã là sang trọng, thì hiện tại tình trạng đã khác. Từ khi nghề chép tranh ra đời, ước mơ để chiêm ngưỡng những bức tranh như thế không còn xa vời.

Thợ chép tranh tại một gallery trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3 TPHCM). Ảnh: THÙY DƯƠNG

Chỉ cần đến các phố tranh ở TPHCM, bạn muốn gì được nấy. Không cần phải đến tận Viện Bảo tàng Louvre của TP Paris tráng lệ, nếu bạn muốn được chiêm ngưỡng nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa, chỉ cần đến… bất kỳ phòng tranh nào ở TPHCM cũng có. Nếu muốn sở hữu “nàng”, bạn chỉ cần trả từ 1 - 1,5 triệu đồng cho một bức có kích cỡ 60cm x 80cm.

Không chỉ có nàng Mona Lisa, muốn tìm bất kỳ tác phẩm nào của các danh họa thế giới và Việt Nam, chỉ cần đến các phố tranh, bạn sẽ được đáp ứng.
 
Khoảng 10 năm trở lại đây, ngành kinh doanh các tác phẩm mỹ thuật phát triển mạnh. Trong một thời gian ngắn, tại TPHCM, các phòng tranh mọc lên nhan nhản. Lúc đầu, họ kinh doanh chủ yếu là tranh vẽ nhưng khi thấy nhu cầu tranh chép của thị trường ngày càng lớn, họ chuyển sang kinh doanh loại sản phẩm này.

Thị trường tranh chép ở TPHCM cũng được phân loại khá rõ. Ở khu vực quận 1, các tuyến đường Nguyễn Huệ, Đồng Khởi, Bùi Viện tranh thường có giá cao, bởi khách hàng chủ yếu là khách du lịch nước ngoài. Mặc dù là tranh chép nhưng bức thấp nhất cũng vài trăm thậm chí cả ngàn USD. Muốn giá “mềm” hơn thì đến phố tranh ở đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.

“Chợ tranh” Trần Phú thì giá nào cũng có. Gọi là “chợ” vì tranh ở đây có đủ loại: tranh chép giá từ 500 ngàn đến trên 1 triệu đồng/bức tùy loại; tranh phun 400.000 - 500.000 đồng, đặc biệt ở đây còn có cả loại tranh nhập từ Trung Quốc. Loại tranh này được in đại trà bằng máy trên chất liệu gỗ ép, vải bố, giá mỗi bức chỉ 100.000 - 200.000 đồng…

Tranh chép gần giống nguyên mẫu. Mỗi bức chép lại người thợ được trả công 150 - 400 ngàn đồng tùy độ khó và thời gian thực hiện. Trung bình một bức chép 3-4 ngày, các bức khó có khi mất cả tuần. Thu nhập bình quân của một “thợ chép” từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, người có trình độ cao hơn khoảng 4-5 triệu đồng, thậm chí cao hơn.
 
Đời sống ngày càng nâng cao, nhu cầu trang trí nhà cửa bằng tranh đang trở thành “mốt” của nhiều người nhưng tranh nghệ thuật thì quá đắt và với những người chưa đủ kiến thức nghệ thuật, họ cũng ít quan tâm đến chất lượng và ý nghĩa sâu sắc của một bức tranh. Thị trường tranh chép phát triển mạnh cũng vì thế.
 
Trăn trở tranh nghệ thuật
 
Hiện nay, tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội… các phòng tranh nghệ thuật vẫn đều đặn triển lãm giới thiệu họa sĩ và tác phẩm mới nhưng khách mua tranh phần lớn là người nước ngoài. Không phải do ảnh hưởng tình hình suy thoái kinh tế mới vậy mà lâu nay hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực mỹ thuật luôn trong tình trạng trầm lắng.

Phố tranh Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Ảnh: THÙY DƯƠNG

Phần đông các phòng tranh sống tạm được nhờ vào việc kinh doanh các loại tranh trang trí nội thất (nhà cửa, văn phòng, công ty, khách sạn…) với hình ảnh quen thuộc: phong cảnh thiên nhiên, hoa lá, thiếu nữ... trong khi các tác phẩm nghệ thuật đích thực thi thoảng mới có người mua.

“Nhiều người yêu tranh nhưng không có khả năng mua, ngược lại cũng không ít người có tiền thì lại không chọn tranh, trong khi ở nước ngoài, nhìn ở góc độ kinh doanh thì lĩnh vực này là một kênh đầu tư sôi động không thua gì bất động sản và có thể mang lại lợi nhuận lớn. Khó khăn thế nên các phòng tranh phải linh hoạt, tự thân vận động để sống còn”, một chủ phòng tranh trên đường Bùi Viện, quận 1 giải thích.
 
Họa sĩ Trần Thị Thu Hà, chủ gallery Tự Do có thâm niên hoạt động 21 năm qua tại TPHCM cho rằng, ở các nước phát triển, thị trường tranh và tác phẩm nghệ thuật chỉ thật sự phát triển bền vững khi có được 70% khách hàng nội địa, trong khi ở ta thì ngược lại.

Theo họa sĩ Thu Hà, khách hàng trong nước đến phòng tranh Tự Do những năm gần đây dù đã tăng lên nhiều nhưng cũng mới chỉ khoảng 30%, còn lại 70% là khách hàng nước ngoài.

“Việt Nam chưa có một thị trường tranh nội địa đúng nghĩa, phần lớn ta đều dựa vào tiềm lực và sự thẩm định của các nhà sưu tập và kinh doanh nước ngoài. Nhà sưu tập trong nước cũng có nhưng nhỏ lẻ nên chưa thể làm chỗ dựa cho họa sĩ sáng tác. Các phòng tranh nghệ thuật dù đã rất cố gắng hoạt động chuyên nghiệp tuy nhiên vẫn chưa lôi kéo được sự quan tâm của đông đảo công chúng và cũng chưa đủ sức lấn át được xu hướng dòng tranh thương mại”, một họa sĩ nhiều năm gắn bó với mỹ thuật TPHCM nhận định.
 
Đến nay tại VN, mỹ thuật vẫn chưa là một loại hình nghệ thuật dành cho đại chúng. Người thưởng thức mỹ thuật và chơi tranh, tượng chưa nhiều. Nhà sưu tập chuyên nghiệp đến VN tìm tranh có chăng cũng đếm được trên đầu ngón tay.

“Có lần tôi được một đơn vị đề nghị thực hiện đề án đưa giáo dục mỹ thuật đến với học sinh tiểu học, tôi mừng như mở cờ trong bụng. Thế nhưng vui chẳng lâu vì khi nghe đề cập vấn đề chi phí thực hiện, đơn vị này đã im hơi lặng tiếng”, họa sĩ Uyên Huy, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM kể.

Đồng tình với ý kiến này, họa sĩ Nguyễn Thị Tâm, Chủ nhiệm CLB các họa sĩ nữ TPHCM cũng cho rằng, ở các nước, giáo dục mỹ thuật được xếp vào chính khóa, học sinh được học từ nhỏ, ta thì chưa làm được điều này.
 
Mỹ thuật đang giậm chân tại chỗ, thậm chí có lúc tụt hậu và nguyên nhân ít nhiều do ảnh hưởng cơn lốc của dòng tranh thương mại hóa. Dẫu biết rằng dùng nghệ thuật để nuôi nghệ thuật là nhu cầu chính đáng, song một khi đã thỏa hiệp với những thị hiếu dễ dãi của thị trường, liệu những người làm nghề và yêu nghề có thể quay lại với cái tôi thật sự của mình?!

 

 

                                                                Theo SGGP

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục