Nhạc sĩ Quốc Trung.

Nhạc sĩ Quốc Trung.

Vừa hoàn thành phần nhạc phim cho bộ phim "Cánh đồng bất tận", nhạc sĩ Quốc Trung lại bắt tay vào hai dự án nhạc phim mới mừng đại lễ nghìn năm: "Trần Thủ Độ" - đạo diễn Đào Duy Phúc và "Long thành cầm giả ca" - đạo diễn Đào Bá Sơn.

Lần đầu tiên làm nhạc phim cho phim lịch sử, lại liền lúc hai bộ, nhạc sĩ Quốc Trung (ảnh) chia sẻ với Lao Động về hai dự án âm nhạc mới nhất của mình.

Nhận lời viết nhạc cho hai bộ phim lịch sử - thể loại chưa phải là “tay quen” với mình, anh không ngại quá tải sao? Đó là vì tình yêu với Hà Nội, hay vì anh cảm thấy hào hứng với thách thức mới?

- Với tôi, mọi dự án âm nhạc đều là một thách thức. Tôi luôn đặt cho mình những thách thức để tự tìm thấy cảm hứng và tin rằng điều đó sẽ giúp mang lại chất lượng cho dự án. Luôn thích những sức ép từ công việc, nên tôi không cảm thấy quá tải bao giờ. Tôi không thích những tiêu chí mà bạn vừa nêu cho những dự án âm nhạc của mình.

Hai bộ phim làm cùng thời điểm và cùng lấy mảnh đất “nghìn năm” làm bối cảnh, nhưng lại khác nhau về thời điểm lịch sử, vậy anh chọn cách xử lý thế nào để tạo nên sự khác biệt?

- Cùng là phim lịch sử, nhưng hai bộ phim lại rất khác nhau vì ở “Long thành cầm giả ca”, câu chuyện là âm nhạc; còn ở “Trần Thủ Độ”, âm nhạc phục vụ cho câu chuyện.

Vậy chuyện phim nào “làm khó” âm nhạc của anh hơn? Có đúng là “Long thành cầm giả ca” có nhiều đất thể hiện cho anh hơn không, vì bản thân câu chuyện của nó đã thấm đẫm âm nhạc?

- Với tôi, “Long thành cầm giả ca” lại khó hơn, bởi vì trong đó, âm nhạc vừa làm nền, vừa là thành phần chủ đạo cho phim. Trong phim, diễn viên ngoài việc phải thể hiện được nội tâm nhân vật, còn phải vừa đàn giỏi, hát hay. Âm nhạc - do đó - dù có được chuẩn bị tốt đến đâu, nhưng nếu không được diễn viên chuyển tải tốt thì cũng sẽ rất dễ trở nên lạc lõng trong phim.

Khúc “Cung phụng” được coi là điểm nhấn của bài thơ “Long thành cầm giả ca” cũng như bộ phim cùng tên này. Đạo diễn Đào Bá Sơn cho biết: Quốc Trung băn khoăn “làm sao kiếm được khúc nhạc cũng như người đàn như cụ Nguyễn Du miêu tả”. Vậy giờ này anh “kiếm” được chưa?

- Tôi không cố tạo điểm nhấn, mà tìm cách tốt nhất có thể để câu chuyện của phim có cảm xúc. Cảm xúc từ âm nhạc và câu chuyện, trong mong muốn của tôi là phải được hòa quyện một cách tự nhiên nhất. Để “kiếm” hay sáng tác được một đoạn nhạc cho phim thì không phải là vấn đề khó khăn với tôi. Có điều, ở “Long thành cầm giả ca”, phần hậu kỳ ở đây là âm nhạc lại phải trở thành tiền kỳ (tức là phải có nhạc và bài hát trước khi quay) mà thời gian chuẩn bị lại không nhiều.

Cái khó nhất theo anh khi viết nhạc phim lịch sử là gì? Đó trước hết có phải là kiến văn về lịch sử, hay là về cổ nhạc?

- Những thứ đó, theo tôi chỉ là phương tiện. Quan trọng là phải làm cho người xem cảm nhận được cái không gian, thời gian của câu chuyện, phải góp phần làm rõ thông điệp mà tác giả kịch bản và đạo diễn muốn nhắm đến. Để làm được điều đó, người ta có thể dùng dàn nhạc giao hưởng hay thậm chí nhạc rock, miễn là đạt được cái đích cuối cùng là giúp khán giả cảm nhận được cái không gian đó.

Thiếu đồng bộ - đó được coi là điểm yếu nổi bật của công nghệ làm phim ở ta. Với thể loại phim lịch sử lại càng vậy. Thực sự, anh đã hài lòng với sáng tạo của mình trong hai bộ phim lịch sử đang làm và nếu như đặt giả thiết: “Giá như...”, thì đó là gì?

- Hiện tại vì chưa hoàn thành công việc nên tôi chưa thể nói là có hài lòng hay không. Nhưng nếu không hài lòng thì tôi cũng chưa thể nói là đã hoàn thành. Còn cụ thể với bộ phim “Long thành cầm giả ca” thì chữ “giá như” của tôi là thời gian. Không chỉ riêng tôi mà cả êkíp làm phim đều ao ước giá như chúng tôi có nhiều thời gian hơn nữa để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

- Xin cảm ơn anh.

                                                                                 Theo LD

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục