Thời gian gần đây game online (GO) lại trở thành đề tài nóng, được đề cập nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, được nhắc đến tại các cuộc họp, hội thảo, trao đổi về văn hóa giải trí của giới trẻ hiện nay.

 

Có thể nói, nhận xét về GO hiện nay chia làm 2 phía rõ rệt. Một bên là những ý kiến xem GO tiêu cực. Theo họ, GO là nguyên nhân gây nên sự lãng phí khi thanh niên hiện nay tốn kém tiền bạc, thời gian để đắm chìm trong thế giới ảo. Không những thế, cũng theo những người phản đối, những loại GO có yếu tố bạo lực là một trong những nguyên nhân gây ra những vụ trọng án gây xôn xao dư luận vừa qua.

Có một số ý kiến còn cho rằng nên cấm hay ít nhất phải hạn chế tối đa GO, thậm chí có ý kiến cho rằng nhà nước không nên quan tâm đến khoản lợi mà GO đem lại mà nên cấm để mang lại yên bình cho xã hội.

Những người phản đối việc cấm GO thì lại cho rằng, chuyện đòi cấm GO là thể hiện sự bất lực của quản lý nhà nước, mỗi khi thấy khó quản lý là đề xuất cấm. Cấm GO là một việc không thực tế, vì với công nghệ truyền internet hiện nay, nếu không chơi GO trong nước, người chơi game có thể dễ dàng chơi GO nước ngoài. Khi đó, không chỉ lợi nhuận vào túi các nhà phát hành game nước ngoài mà cả nội dung, thời gian chơi game đều nằm ngoài tầm quản lý và hệ quả, nếu có, sẽ còn xấu hơn hiện nay.

Việc giới hạn chơi game theo cách chỉ cho phép chơi 5 giờ hay cấm chơi sau 21 giờ cũng khó thực hiện. Chưa tính việc bỏ GO trong nước chuyển qua GO nước ngoài, game thủ còn có nhiều cách để lách luật và hơn thế nữa, vì lợi ích vật chất đôi khi họ còn được chính bản thân nhà phát hành (NPH) ngầm hỗ trợ.

Nhiều học sinh giải trí bằng game online. Ảnh: Tr.Ng.

GO được xem là một xã hội thu nhỏ, và cũng như mọi xã hội khác, xã hội GO cũng cần có một cơ chế để quản lý. Thời gian vừa qua, nhà nước đã quản lý nhưng thực tế chứng minh điều đó không đem lại hiệu quả tích cực. Lẽ ra vai trò quản lý trực tiếp GO nên giao cho chính những NPH. NPH khi muốn phát hành một GO tại Việt Nam phải trình cho nhà nước các biện pháp quản lý, chỉ khi nào các biện pháp quản lý có tính thuyết phục thì NPH mới nhận được giấy phép phát hành GO.

Điều này để tránh những hiện tượng như các GO bạo lực, khi phát hành ở nước ngoài đều có các biện pháp cấm trẻ em, trong khi trong nước lại không có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn thiếu nhi tham gia. Quản lý nhà nước chỉ cần trực tiếp giám sát các NPH là đủ.

Rất nhiều người đã lên tiếng phản ứng về những mặt tiêu cực của GO nhưng lại ít để ý đến một vấn đề: GO là loại hình giải trí thu hút đông giới trẻ nhất hiện nay. Theo nhiều nguồn thống kê, trung bình có từ 2-3 triệu thanh thiếu niên Việt chơi các loại GO. Điều đó đã khiến GO có một tầm ảnh hưởng lớn nhiều mặt đối với thanh thiếu niên hiện nay. Các biện pháp quản lý ở trên chỉ là biện pháp tình thế.

Trong cuộc họp tại TPHCM vừa qua, ông Lê Mạnh Hà, Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông đã đề cập đến việc phát triển GO của Việt Nam với nội dung tốt, mang đậm tính giáo dục. Điều này đã có ví dụ GO Thuận Thiên Kiếm của Công ty Vinagame (VNG) phát triển. Game mang đậm yếu tố văn hóa trong nước, người chơi để hoàn thành các nhiệm vụ trong game đòi hỏi phải có kiến thức nhất định về văn hóa, lịch sử, xã hội của Việt Nam. Game nhận được sự phản hồi tích cực của các game thủ trong nước.

Đã đến lúc nhà nước rất cần có sự đầu tư thích đáng để sản xuất ra những sản phẩm GO mang đậm tính giáo dục, hấp dẫn thanh thiếu niên tạo thành một sân chơi hiện đại của giới trẻ Việt Nam. 

 

                                                                                  Theo SGGP

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục