Đại hội Hội Điện ảnh VN lần thứ VII đã đặt ra những vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn tới: cần tạo ra sự đổi mới nhận thức về điện ảnh, coi nhu cầu hưởng thụ xã hội là yếu tố chi phối nhu cầu sản xuất; hoạch định chiến lược phát triển nền điện ảnh dân tộc; đào tạo để tăng cường đội ngũ; cần tạo được dấu ấn thế hệ; Nhà nước tiếp tục đặt hàng làm phim; định hình thị trường điện ảnh; quan tâm công tác phát hành phim…

 

Sáng 21/7, Đại hội Hội Điện ảnh Việt Nam đã chính thức khai mạc tại Hà Nội. Đến dự, có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân cùng gần 500 đại biểu, đại diện cho các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh trong cả nước: NSND Hải Ninh, NSND Thế Anh, NSND Đặng Nhật Minh, Quyền Linh, Bùi Thạc Chuyên, Việt Trinh… Đại biểu cao tuổi nhất là NSND Nguyễn Văn Thông, đại biểu trẻ nhất là biên kịch Phương Dung, 28 tuổi.

5 năm qua, điện ảnh Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể và từng bước hội nhập trong cơ chế thị trường với sự nỗ lực của các hãng phim Nhà nước, tư nhân, của Điện ảnh Quân đội và Điện ảnh CAND. Số lượng phim truyện và phim tài liệu truyền hình tăng nhanh. Các hãng phim tư nhân phát triển mạnh, sản xuất được nhiều phim với phạm vi đề tài khác nhau. Tuy nhiên, số lượng phim nhựa không tăng và phim được sản xuất còn quá ít so với nhu cầu thực tế của đất nước. Ngành điện ảnh chưa đủ sức vươn lên, theo kịp thị trường.

Phim điện ảnh không chỉ chững lại về số lượng mà còn bộc lộ nhiều tồn tại: tư duy sáng tác tụt hậu, cách thể hiện hời hợt, một chiều, xa rời thực tế và thiếu am tường về con người, xã hội. Nhiều phim chạy theo hình thức phù phiếm, thị hiếu tầm thường, khiến tác phẩm không có sức tải. Chất lượng phim truyền hình chưa tương xứng với số lượng, dù đã có những phim được khán giả quan tâm. Đề tài lịch sử, văn hóa dân tộc ít được đề cập, trong khi tràn ngập phim lịch sử, dã sử của Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản. Một số phim làm vội vã, cẩu thả, hoặc được chế tác theo kịch bản phim nước ngoài một cách sống sít, đã đánh mất bản sắc và thiếu logic hiện thực.

Các nghệ sĩ tham dự đại hội.

Phim tài liệu chỉ đảm bảo số lượng mà chưa có nhiều tác phẩm gây sự chú ý của xã hội. Không ít đề tài còn vụn vặt; ít tác phẩm đào sâu tận cùng những vấn đề nóng bỏng của cuộc sống hiện nay, trong khi ngôn ngữ thể hiện mòn cũ. Việc xâm phạm bản quyền phim tư liệu cũng được đặt ra, khi ở nhiều tác phẩm mới chỉ ghi vẻn vẹn "trong phim có sử dụng tư liệu của đồng nghiệp", mà chủ sở hữu không được hưởng quyền lợi vật chất nào. Việc duyệt phim còn có vấn đề, khi năng lực chuyên môn và trách nhiệm của một số thành phần duyệt phát sóng chưa đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ và không loại trừ bị tác động bởi những yếu tố ngoài chuyên môn.

Đại hội đã đặt ra những vấn đề cần quan tâm trong giai đoạn tới: cần tạo ra sự đổi mới nhận thức về điện ảnh, coi nhu cầu hưởng thụ xã hội là yếu tố chi phối nhu cầu sản xuất; hoạch định chiến lược phát triển nền điện ảnh dân tộc; đào tạo để tăng cường đội ngũ; cần tạo được dấu ấn thế hệ; Nhà nước tiếp tục đặt hàng làm phim; định hình thị trường điện ảnh; quan tâm công tác phát hành phim…

Phát biểu tại đại hội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao cố gắng, đóng góp của các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh, những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa trong các cuộc kháng chiến cứu nước và trong thời kỳ đổi mới, khi đã khắc họa chân thực hình ảnh con người Việt Nam dũng cảm, hào hùng trong chiến đấu, thông minh, sáng tạo trong xây dựng đất nước. Thời gian tới, Hội cần phát huy những thế mạnh trong cơ chế thị trường và hạn chế nhược điểm để vươn lên. Hội cần phối hợp với Bộ VH, TT&DL xây dựng chương trình hoạt động; coi trọng hỗ trợ quá trình đào tạo, đầu tư cho sáng tác để có nhiều tác phẩm xứng tầm… để lực lượng nghệ sĩ điện ảnh sẽ có nhiều tác phẩm có chất lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao tặng các thế hệ nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam bức trướng mang dòng chữ "Đoàn kết - dân chủ - xây dựng - sáng tạo" do Ban Bí thư TW Đảng tặng.

Đại hội đã bầu ra BCH Hội Điện ảnh Việt Nam khóa VII, nhiệm kỳ 2010 -2015 gồm 15 nghệ sĩ: Dương Cẩm Thúy, Đặng Xuân Hải, Đỗ Thanh Hải, Lại Văn Sinh, Nguyễn Minh Sơn, Bùi Thạc Chuyên, Quyền Linh, Lê Ngọc Minh, Minh Trí, Nguyễn Thanh Vân, Đinh Trọng Tuấn, Trịnh Lê Văn, Vương Đức, Nguyễn Hữu Phần và Nguyễn Thị Hồng Ngát.

Sáng nay, 22/7, BCH mới sẽ họp phiên đầu tiên để bầu Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội

 

                                                                                  Theo CAND

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục