Hội nghị có sự tham gia của hơn 70 nhà khoa học đến từ 31 quốc gia và 15 nhà nghiên cứu âm nhạc Việt Nam. Với Hội nghị lần này, Việt Nam không những có cơ hội giới thiệu vốn di sản phong phú về âm nhạc truyền thống mà còn là cơ hội để chính các nhà nghiên cứu và đào tạo âm nhạc truyền thống của Việt Nam học hỏi kinh nghiệm bảo tồn và phát huy vốn quý của mình trong bối cảnh hội nhập văn hóa sâu rộng.

Hàng trăm di sản âm nhạc còn chờ được vinh danh

Việt Nam có một nền văn hóa lâu đời và một nền âm nhạc dân tộc đa dạng, phong phú, nhiều sắc thái địa phương. Với 53 dân tộc ít người, Việt Nam được xem là quốc gia có kho tàng âm nhạc dân tộc đồ sộ, trong đó, nhiều giá trị âm nhạc truyền thống vẫn còn lưu giữ được.

Nhã nhạc cung đình Huế - 1 trong 4 di sản âm nhạc truyền thống của VN được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Internet
Nhã nhạc cung đình Huế - 1 trong 4 di sản âm nhạc truyền thống của VN được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Internet

Tính đến hiện tại, Việt Nam có 4 di sản về âm nhạc truyền thống được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, gồm: Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca trù và quan họ.  Đây chỉ là một  phần rất nhỏ trong kho di sản âm nhạc phong phú của chúng ta. Hàng trăm giá trị khác vẫn đang tồn tại trong cộng đồng chờ được tôn vinh xứng đáng. 

Việc ICTM tổ chức tư vấn cho UNESCO trong thẩm định di sản, tổ chức hai hội nghị lớn tại Việt Nam cho thấy sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ thực sự có ý nghĩa khi bản thân chúng ta ý thức được giá trị của những vốn quý đang có để có những hành động bảo tồn kịp thời.

PGS.TS Lê Văn Toàn – Viện trưởng Viện âm nhạc quốc gia Việt Nam cho biết : “ Hội nghị lần này là để cho các chuyên gia âm nhạc mỗi nước trao đổi với nhau về vấn đề bảo tồn, vấn đề sưu tầm, vấn đề giáo dục đào tạo, về vấn đề biểu diễn… Những nước phát triển có những thuận lời gì, và ở những nước chưa phát triển thì có những thuận lợi gì? Việt Nam là nước đang dần thoát khỏi giai đoạn sản xuất nông nghiệp lạc hậu, chuyển sang giai đoạn phát triển hiện đại của công nghệ khoa học. Cần phải có cách hành động mới để bảo tồn hiệu quả âm nhạc cổ truyền và âm nhạc đương đại, đồng thời mang lại sự phát triển một cách hài hòa cho âm nhạc Việt Nam”.

Sự giao thoa là tất yếu

Nhạc sỹ Nguyễn Vĩnh Bảo – người đã có 65 năm gắn bó với đàn tranh (và cũng là một trong những nhạc sĩ hiếm hoi còn lại ở Việt Nam có lối đờn ứng tấu ứng tác) đã từng nói : “Ai ai cũng nhìn nhận nhu cầu tất yếu là bảo tồn, bảo vệ và giữ gìn kho tàng nghệ thuật dân tộc mà cha ông đã dày công sáng tạo, thể nghiệm và lưu lại cho chúng ta, nhưng vấn đề bảo tồn, hay bảo vệ sao cho hiệu quả, thì chỉ thấy nói qua loa. Thực tế đã cho thấy hiện nay sự hiểu biết của người Việt nhất là giới trẻ rất mơ hồ, chưa thấy được cái hồn và tầm quan trọng của nó”.

Âm nhạc là sản phẩm của một xã hội, tiếng nói của dân tộc. Dân tộc nào đã phát sinh ra nó, nghe nó dĩ nhiên là cảm thấy thấm thía.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay, sự giao thoa văn hóa trong âm nhạc dân tộc là điều tất yếu. Trong dàn nhạc truyền thống của Thái Lan sang biểu diễn chào mừng hội nghị của ICTM tại Hà Nội, trong những nhạc cụ đặc trưng của Thái Lan cũng có một số nhạc cụ khá tương đồng với nhạc cụ của Việt Nam như: trống, mõ... Những bản nhạc được giới thiệu cũng không chỉ là những giai điệu đặc trưng Thái Lan mà còn có sự ảnh hưởng từ âm nhạc Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar.

Rõ ràng sự giao thoa văn hóa trong âm nhạc dân tộc luôn tồn tại một cách tự nhiên và việc bắt tay để hỗ trợ nhau cùng bảo tồn, phát triển âm nhạc truyền thống là điều cần thiết. Nhân Hội nghị ICTM, Việt Nam đã có thêm cơ hội để trao đổi kinh nghiệm bảo tồn và quảng bá âm nhạc dân tộc từ nhiều nhà nghiên cứu quốc tế.  Đây cũng chính là lý do để nhiều năm qua, các hội nghị của Hội đồng âm nhạc truyền thống quốc tế được tổ chức tại các quốc gia khác nhau.

                                                                                                                             Theo LD

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục