Từ những viên ngói vỡ bị vùi lấp sau nhiều thế kỷ, các nhà khoa học sẽ phải dựng lại cả Hoàng thành Thăng Long thời thịnh trị vàng son. Đó từng là một giấc mơ quá xa vời đối với ngành khảo cổ Việt Nam.

Ông Bùi Minh Trí - Ảnh: Hà Hương

Bất chấp những khó khăn, dự án phục dựng Hoàng thành Thăng Long bằng công nghệ 3D vẫn âm thầm khởi động. Sau tám năm miệt mài, những hình ảnh 3D đầu tiên sẽ được chiếu cho công chúng vào dịp 2-9 tới tại khu di tích 18 Hoàng Diệu. Những hình ảnh này cho phép người xem hình dung rõ hơn về trình độ quy hoạch đô thị của cha ông ta xưa.

Ngay khi những mảnh vỡ đầu tiên của Hoàng thành Thăng Long phát lộ tại khu vực 18 Hoàng Diệu, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã sang Nhật Bản học hỏi về công nghệ phục dựng hoàng cung Nara bằng phương pháp 3D. Lúc ấy - năm 2002, 3D và cả việc phục dựng Hoàng thành dường như là một giấc mơ quá xa vời.

Với 13 thế kỷ chồng xếp lên nhau và bị vùi lấp bởi thời gian và chiến tranh, các nhà khảo cổ học đứng trước một bài toán khó giải. Bởi 3D trong khảo cổ học phải được xây dựng từ những thông số khoa học đầy đủ và chính xác đến từng chi tiết. “Đó không phải chỗ để người ta tự do sáng tác, nó phải chân thực như cả nghìn năm về trước vậy” - tiến sĩ Bùi Minh Trí (giám đốc Trung tâm nghiên cứu kinh đô Thăng Long), người đã theo đuổi dự án này tám năm, khẳng định.

Phục dựng 3D và việc khảo cổ được tiến hành song song với nhau. Từng viên ngói vỡ đào được cũng là một bước tiến của các nhà khảo cổ, cho phép họ hình dung về quy mô và kiến trúc của hoàng cung. Không ít lần những người tham gia dự án phải trở về vạch xuất phát ban đầu khi xuất hiện những bằng chứng mới. Tiến sĩ Bùi Minh Trí cho biết: “Điều đầu tiên chúng tôi đặt ra là những hình ảnh 3D này phải phản ánh chân thực lịch sử, nếu để sai sót dù chỉ một chi tiết nhỏ cũng có nghĩa là chúng tôi phạm tội bóp méo lịch sử”.

Khó khăn lớn nhất của các nhà khoa học là không còn một dấu tích nào để có thể hình dung ra diện mạo của hoàng cung từ thời Đại La (trước khi vua Lý Thái Tổ dời đô) cho đến tận thế kỷ 19. “Thời Đại La, thời Lý, Trần, Lê Sơ hoàn toàn là một ẩn số. Dấu tích của thời Mạc may mắn vẫn còn nhưng khá hiếm hoi và đã bị sửa chữa nhiều lần. Những công trình kiến trúc còn lại hôm nay chủ yếu ở các làng quê, nhưng đó là kiến trúc đình chùa, không phải là kiến trúc cung đình. Đương nhiên kiến trúc đình chùa phản ánh một diện mạo nào đó về kiến trúc truyền thống Việt Nam nhưng không thể nào cho ta hiểu được kiến trúc hoàng cung” - ông Trí nói.

Cùng với thời gian, những phát hiện mới tại các khu mộ cổ thời Trần, Lê cho phép các nhà khoa học có được chút hi vọng. Trong mộ cổ, có một số hình tháp hay kiến trúc khuôn viên của cung đình xưa. Từ những khảo sát khoa học và tìm kiếm bên ngoài, những hình dung đầu tiên bắt đầu lộ diện.

Tám năm so với con số thời gian 46 năm phục dựng toàn bộ hoàng cung Nara của Nhật Bản là một khoảng thời gian quá ngắn ngủi. Khu di tích 18 Hoàng Diệu tối nào cũng sáng đèn bởi sự có mặt của các nhà khảo cổ và kỹ thuật viên 3D. Ngày đào bới, đêm thảo luận về các phương án phục dựng. Kết quả của những nỗ lực không mệt mỏi đó, các nhà khoa học đã phục dựng bằng 3D toàn bộ phần nền móng của hoàng cung thời Lý. Phần nền móng này cũng là cơ sở để các nhà khảo cổ và kỹ thuật viên tính đến phương án phục dựng các trụ cột và phần mái. Những hình ảnh đầu tiên về kết cấu móng lại giúp các nhà khảo cổ nhìn rõ hơn về trình độ quy hoạch đô thị của thời Lý.

Phần nền móng này sau khi chiếu trong dịp 2-9 cũng sẽ phải chỉnh sửa lại rất nhiều. Sau thời Lý, các nhà khoa học sẽ tính đến việc dựng lại phần nền móng của thời Đại La, Trần, Lê... “Nếu so với hoàng cung Nara, chúng tôi đã rút ngắn được rất nhiều thời gian. Nhưng đến bao giờ hoàn thành là một điều khó nói” - ông Trí cho biết.

                                                                            Theo Báo Tuoitre

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục