"Sáng tạo là đơn độc”, người nhạc sĩ 57 tuổi mang theo quan điểm đó suốt mấy chục năm lao động và sáng tác …Cho đến tận năm 2010 khi một số tác phẩm nhạc cổ điển của ông có thể ra mắt công chúng qua một CD trọn vẹn và một đêm nhạc chỉ có riêng ông để tôn vinh.

 
Trong một buổi tối mùa thu trước khi ra mắt liveshow “Con đường âm nhạc” (tối ngày 5/9/2010) khoảng 1 tuần, tôi gặp nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc giản dị trong áo trắng và quần kaki, ngón tay lướt trên những phím đàn piano trong bản nhạc đầu tiên ông sáng tác vào năm 18 tuổi.

Tôi không bao giờ có ý định phổ thơ nước ngoài. Với riêng tôi, thơ đã dịch là chết rồi, không còn cái nguyên bản. Có thể những nhạc sĩ khác vẫn phổ thơ dịch, riêng tôi, không công nhận thơ dịch.

Quan điểm thẳng thắn và rõ nét này được nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc minh chứng trong tập “Tuyển chọn 60 bài romance và ca khúc cho giọng hát và piano" đã được công bố của mình. 12 bài trong số đó đã đã được đưa vào CD “Phác Thảo Mùa Thu” – sản phẩm vừa ra đời tháng 6 năm 2010 và được nhaccodien.info đánh giá là CD thanh nhạc cổ điển đích thực đầu tiên của Việt Nam. Toàn bộ các romance và ca khúc trong CD được đệm bằng phần piano thanh khiết và chuẩn mực.

“Con đường âm nhạc VTV tháng 9”  và “Phác thảo mùa thu” sẽ có sự tương đồng nào thưa nhạc sĩ?

Thực ra tập ca khúc và romance này được tôi sáng tác từ rất lâu. Như bài "Mưa" được sáng tác từ năm 1978, còn có rất nhiều ca khúc khác được sáng tác vào năm 86 hay năm 75.

Trong chương trình Con đường âm nhạc VTV này, tôi sẽ đưa ra 2 bài Romance được viết vào năm 1975 - là những tác phẩm đầu tay. Một bài phổ thơ Chu Hoạch, một bài phổ thơ Phan Đan. Khi thu âm CD này, tôi cũng muốn tìm một người có thể thể hiện trọn vẹn nó. Trước kia tôi hay nhờ nghệ sĩ Ái Vân hát. Năm 1986 Ái Vân đã thu giúp tôi 20 bài. Trước đó nữa là Trung Kiên, năm 1975 thu với tôi 5 bài trong điều kiện âm thanh không được như bây giờ. Phần piano cũng không được hoàn chỉnh.

Cũng có thời điểm tôi nghĩ viết ca khúc nghệ thuật để đấy thôi, chứ chẳng có ai dựng đâu. Hay là để cho phổ thông hơn, mình vẫn dựa trên phần đệm này nhưng phối thêm nhạc điện tử hay cho thêm bass vào .... Như thế chính bản thân mình đã có những lúc có suy nghĩ rất là sai.

Lần này tôi thử dựng piano hoàn toàn, 100% như những gì mình đã từng viết, và đó lại là một thành công. Tôi thấy bây giờ mình trở lại là chính mình, và đó là điều tốt nhất. Và không lăn tăn thêm bớt gì nữa.

Tham gia vào CD “Phác Thảo Mùa Thu”, ca sĩ Hoàng Quyên là một ca sĩ rất trẻ - chưa đến 18 tuổi nhưng đã có chất giọng dày và tương đối sang, lý do chính mà nhạc sĩ chọn cô ấy là gì?

Với giọng hát Hoàng Quyên hoàn toàn là ngẫu nhiên thôi. Vào tháng 4/2010, tôi nhận làm nhạc phim cho một bộ phim truyền hình, trong đó họ yêu cầu 2 ca khúc Romance cho nhân vật nữ chính là một sinh viên thanh nhạc. Tôi chọn 2 bài trong tuyển tập Romance của mình và vào nhạc viện chọn những sinh viên xuất sắc nhất, 2 người - giải nhất giải nhì Sao Mai cả, nhưng lại cảm thấy không "ăn nhịp" với bài hát. Sau đó ngẫu nhiên tôi gặp Hoàng Quyên ở một phòng thu, tôi nhờ thử Quyên "Em hát hộ tôi 2 bài". Sau khi thu bài tôi thấy hợp, và cứ thế đề nghị Quyên hát thêm nhiều ca khúc trong CD hơn.

Rất tiếc trong buổi biểu diễn "Con đường âm nhạc" Quyên sẽ không hát, mà sẽ là Trọng Tấn, Tấn Minh, Ngọc Anh, Minh Chuyên .... sẽ hát một  vài bài trong CD Phác thảo mùa thu, và những ca khúc khác với phần đệm piano chuẩn mực.
 
Hoang-Quyen.jpg
Hoàng Quyên biểu diễn tại cuộc thi Sao Mai 2009
Như vậy, về mặt sáng tác, ông có chịu ảnh hưởng của một nhà soạn nhạc nào trên thế giới hoặc trong nước?

Stravinsky, Bartok, Debussy, Ravel là bốn nhạc sĩ tôi rất thích. Nhưng khi nghe, tôi chủ yếu nghiên cứu kỹ thuật sáng tác của họ thôi, chứ khi sáng tác thì không hề bị ảnh hưởng của ai và cũng không muốn bị ảnh hưởng của ai. Cố gắng như thế. Đó là do bản lĩnh của mình.

Thời điểm đầu, những romance mà tôi sáng tác cũng có bị ảnh hưởng đôi chút từ trường phái ấn tượng của Debussy - bạn sẽ được nghe tác phẩm này vào chương trình Con đường âm nhạc.

Hiện nay, những nghệ sĩ sáng tác các ca khúc nghệ thuật không còn nhiều, thế hệ còn sót lại như nhạc sĩ Phạm Tuyên cũng bắt đầu bước vào giai đoạn nghỉ ngơi. Nhạc sĩ có cảm thấy mình đơn độc, ít bạn đồng nghiệp có chung trường phái sáng tác, quan điểm nghệ thuật tương đương để chia sẻ không?

Thực sự những nhạc sĩ trẻ hiện nay, nhất là những em sinh viên mới ra trường thường mải đi kiếm sống và làm nhạc thị trường nhiều. Lớp trẻ bây giờ cũng nghĩ ngắn hơn. Không muốn gây dựng sự nghiệp cho mình mà muốn sáng tác hit nổi ngay, có danh có lợi ngay.

Khi tôi sáng tác những ca khúc nghệ thuật này, bài đầu tiên từ những năm 75, đến bây giờ có thể nói chưa có một xu nào nhuận bút cả. Mình tự làm, bỏ tiền ra in sách tặng bạn bè rất thoải mái, làm đĩa để tặng, làm vì niềm đam mê và phát triển âm nhạc. Những thứ đó bây giờ tôi thấy hiếm. Có những nhạc sĩ trẻ tuyên bố tôi đang sáng tác một dòng nhạc có thể "mua đi bán lại" được. Như thế có phải nghệ thuật nữa đâu. Đó là hàng hóa. Tôi không làm hàng hóa. Tôi làm những tác phẩm nghệ thuật. Mình làm có khi mình còn đau khổ vì nó, trăn trở vì nó nhưng không hề nghĩ đến những tư lợi vật chất. Như tôi đã từng viết "Nghệ thuật là ngôi đền thiêng chứ không phải chỗ kiếm chác". Tôi nghĩ như thế. Có thể nó sẽ làm cho mình thiệt thòi về mặt vật chất, nhưng bản chất của tôi là như vậy.

Mình sống với âm nhạc nên không có cảm giác đơn độc, cứ làm những gì mình thích và không ai ngăn cản. Nhưng tôi nghĩ sáng tạo là sự đơn độc. Có nhiều người bạn thì càng tốt, còn nếu không mình vẫn cứ hoàn thành công việc của mình.

Có một trường hợp phổ thơ thành ca khúc thính phòng như thế này: Adelaide mà Beethoven soạn ở tuổi 25 được Artaria xuất bản ở Vienna với lời đề tặng cho tác giả bài thơ, Friedrich von Matthisson. Rất lâu sau Beethoven mới gửi cho Matthison một bản sao ca khúc thính phòng này vì e ngại rằng nhà thơ sẽ không thích nó. Song Matthison cảm thấy đây là ca khúc thính phòng hay nhất trong tất cả những ca khúc phổ thơ ông. Vậy khi còn là một nhạc sỹ trẻ,  mỗi khi soạn xong một romance phổ thơ Việt và thông báo thành quả này với các nhà thơ  (Phan Đan, Chu Hoạch…) thì phản ứng đầu tiên của các nhà thơ như thế nào? Nhạc sĩ có “e ngại” như Beethoven từng e ngại không?

Tôi chủ yếu làm với nhà thơ Phan Đan, nhưng phần lớn là ca từ chứ không hẳn là thơ. Anh Đan không "đổ bê tông" thơ  để tôi làm nhạc, mà đa số là anh sẽ đi sau. Không hẳn là phổ thơ. 2 chúng tôi sẽ cùng làm với nhau một lúc để cho ra đời cả phần thơ và phần nhạc. Nên gọi là ca từ.

Nhạc sĩ nghĩ sao nếu những ca khúc trong CD Phác thảo mùa thu được đón nhận rộng rãi cả ở bên ngoài giới âm nhạc nghệ thuật? Những romance như "Lá Thu", "Vườn Khuya" rất đẹp và dễ cảm. Nếu như sau đêm nhạc Con đường âm nhạc, những ca khúc nghệ thuật này bắt đầu được đón nhận rộng rãi, người ta bắt đầu hát nó nhưng bằng phần nhạc đệm khác đi để cho gần gũi hơn, hoặc làm dài ra bằng việc thêm điệp khúc?  thì nhạc sĩ sẽ phản ứng như thế nào? Đồng ý hay phản đối quyết liệt?

Thực ra đồng ý hay không thì tôi cũng "bất lực" thôi. Bởi vì người ta làm như thế rất nhiều rồi. Ngay cả khi mình có phần đệm, có thể họ cũng không quan tâm, vì nhiều khi việc bắt buộc phải theo phần đệm đó không dễ bằng việc load tiết tấu có sẵn trên mạng xuống và ghép bài. Rất rẻ tiền. Đó là sản xuất chứ không phải nghệ thuật. Nghệ thuật liên quan đến chất lượng, còn sản xuất thì là số lượng. Các bạn ấy lắp tiết tấu, thêm tí hòa thanh, một chút bè bass là xong! Nhưng không thể tránh được. Đành chịu. Tác phẩm của mình bây giờ cũng là của chung mọi người rồi nên không thể cấm được ai. Nhưng tôi thấy rất nghiệp dư.
els1278153595.jpg
Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc và Hoàng Quyên chuẩn bị cho CD Phác  Thảo Mùa Thu
Nhạc sĩ có định sử dụng chất liệu dân ca và nhạc dân gian cho các sáng tác romance nghệ thuật của mình không?

Tôi đã có 12 ca khúc lấy cảm hứng từ dân ca Việt Nam, từ các vùng miền phía Bắc tới đồng bằng Bắc Bộ, chèo, Tây Nguyên, dân ca Nam Bộ, ví dụ như bài Hoa lục bình (Thanh Thanh Hiền hát), Hai phía dòng sông, Giã biệt, Giấc mơ quê (Hồng Hạnh) ... Tôi rất muốn đưa những gì của dân ca, dân gian, tinh hoa của âm nhạc Việt Nam vào tác phẩm của mình.

Trong sáng tác tôi cũng không chủ định về thể loại âm nhạc, có chăng thì là ra chất âm nhạc của riêng tôi. Nhưng rồi bạn sẽ thấy tập ca khúc nghệ thuật rất đa dạng, không hề một màu. Bởi theo tôi, nếu nghệ sĩ có bản lĩnh kém hay tay nghề kém thì hay bị một màu. Nghe bài này đoán ra bài kia. Của tôi thì sẽ không như thế.

Bên cạnh các  tác phẩm thanh nhạc, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc còn có rất nhiều tác phẩm khí nhạc cũng sẽ được chia sẻ trong đêm Con đường âm nhạc tối ngày 5/9. Trong âm nhạc cổ điển, có nhiều người quan niệm phần khí nhạc mới là những sáng tạo quan trọng nhất trong sự nghiệp của người nhạc sĩ, bởi trong thanh nhạc còn có sự cộng sinh với văn học, với thơ. Còn khí nhạc là âm nhạc thuần túy, và khí nhạc thể hiện chính xác tài năng của nhà soạn nhạc.

Chương trình Con đường âm nhạc sẽ được chia thành 3 phần: Khí nhạc, Nhạc cho Phim và sân khấu và Thanh nhạc. Đến với phần Khí nhạc, người xem sẽ được thưởng thức những sáng tác của Đặng Hữu Phúc do chính nhạc sĩ độc tấu piano: "Khúc dạo đầu"; "Tổ khúc".. Chương trình sẽ khép lại với bản Giao hưởng hợp xướng "Đất nước", lời thơ Nguyễn Đình Thi do Dàn nhạc Giao hưởng hợp xướng Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam 120 người biểu diễn.

Con đường âm nhạc Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc - Phác thảo mùa thu sẽ được truyền hình trực tiếp vào 20h00 ngày 5/9/2010 trên VTV3
 
 
                                                                        Theo VietNamnet

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục