"Mặc dù đã được chằng chống lại, nhưng Đình Ngòi vẫn có thể đổ bất cứ lúc nào" - ông Nguyễn Minh Hồng lo sợ

(HBĐT) - Di tích đình Ngòi thuộc xóm 1, xã Sủ Ngòi, TP Hòa Bình được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh năm 2006. Nhưng hiện nay, ngôi đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng, sự tồn tại chỉ có thể tính theo từng ngày. Thực tế này rất cần có sự vào cuộc khẩn trương của các cơ quan chức năng trước khi di tích bị đổ sập hoàn toàn.

 

Đình Ngòi tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng rộng khoảng 2.000m2 nằm ngay ở đầu xóm 1, xã Sủ Ngòi. Đình có cấu trúc mặt bằng hình chữ nhất (-) gồm 3 gian, 2 chái, mái lợp ngói, nền bằng đất nện. Kết cấu kiến trúc gồm 4 bộ vì giữa, 2 bộ vì trái và 4 hàng chân cột với 8 cột cái, 16 cột quân. Đình thờ Tam vị Tản Viên Sơn Thánh, Thành hoàng làng và Sơn thần thổ địa. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, ngôi đình là trung tâm của xóm, xuất hiện từ rất lâu và có vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân làng Ngòi. Những ngày lễ, tết, rằm, bà con nhân dân đến thắp hương và cầu mong cho mưa thuận gió hoà, cuộc sống ấm no. Đình còn là nơi sinh hoạt cộng đồng, nơi tổ chức lễ hội đầu xuân và cũng từng là nơi bộ đội thời kỳ kháng chiến chống Mỹ nghỉ chân. Các họa tiết trang trí của đình theo lối chạm đục bong kênh. Trên thân các rường, xà, kẻ, bẩy được chạm hình hoa lá, vân mây và hình đầu nghé. Các đầu dư chạm hình đầu rồng với tư thế nhìn thẳng, khoẻ mạnh và chắc chắn.

 

Với những giá trị về văn hoá, lịch sử, năm 2006, đình được công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh. Tuy nhiên, hiện nay ngôi đình đã bị xuống cấp nghiêm trọng và trong tình trạng tan hoang. Mái ngói đã bị sụt đến ¾, 2 cột góc đã bị đổ, nhiều vì kèo, cột bị xeo vẹo, đồ thờ bị vỡ, thậm chí có cả trâu, bò, gà vào kiếm ăn. 

 

Ông Nguyễn Hồng Minh ở xóm 1, xã Sủ Ngòi năm nay đã ngoài 70 tuổi xót xa: Từ khi còn bé tôi đã thấy có ngôi đình này. Ngày đó, bên trong đình còn nhiều vật quý như cờ, lọng, sập gỗ, hương án gỗ sơn son thiếp vàng... Bây giờ, các vật dụng đã bị mất, chỉ còn lại cái xác trong tình trạng “nguy kịch” có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Trẻ con chơi xung quanh cũng rất nguy hiểm bởi mái ngói có thể ập xuống rơi vào đầu. Những hôm trời mưa to, gió lớn tôi thấy nóng hết ruột gan. Đình là chốn linh thiêng, biểu tượng tinh thần của cả làng, nơi mọi người đến cầu mong ấm no, hạnh phúc. Nếu chẳng may đình bị sập thì ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến tinh thần, tư tưởng của nhân dân trong làng. Ngày đón Bằng công nhận di tích, trống giong cờ mở vui như hội, vậy mà chỉ sau chưa đầy 5 năm, đình gần như đã thành hoang tích. Điều đáng nói là nhiều lãnh đạo các cấp đã về khảo sát, mời người cao tuổi cùng lựa chọn phương án trùng tu và đã có phê duyệt tiền hẳn hoi nhưng chờ đỏ mắt vẫn chưa thấy thực hiện. Cấp trên đã có phương án trùng tu rồi, địa phương không thể thực hiện sửa chữa riêng để đảm bảo theo thiết kế cũng như giữ lại những giá trị truyền thống.

 

Ông Bùi Đức Nị, Phó Chủ tịch UBND xã Sủ Ngòi cho biết: Xã đã giao cho Hội Người cao tuổi trông nom. Đầu tháng 7/2010, xã đã huy động các hộ dùng tre, luồng chằng chống giữ lại một số cột chưa đổ, thu dọn những thứ bị rơi vỡ vào một góc. Nhưng những công việc đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời, mong kéo dài thêm những ngày “sống” của ngôi đình có giá trị lịch sử, văn hoá. Nhân dân mong dự án trùng tu ngôi đình sớm được triển khai trước khi bị đổ.

 

Theo khảo sát của Công ty Bảo tồn văn hoá Việt, đình Ngòi đã được sửa chữa, trùng tu nhiều lần, rõ nhất là vào năm 1938. Năm 1989, HTX NN Trìu Ngòi đã trích quỹ sửa chữa lại một số hạng mục bị mối mọt. Do tác động của thời tiết và con người, từ cuối năm 2008, ngôi đình bị xuống cấp rất nghiêm trọng. Công ty đã được mời lập báo cáo thiết kế kinh tế kỹ thuật cho công trình tu bổ, tôn tạo ngôi đình. Dự kiến triển khai thi công từ năm 2010. Tuy nhiên, do những điều chỉnh trong kinh phí thực hiện nên dự án bị hoãn. Mới đây, UBND tỉnh đã có Công văn số 1410/UBND-VX ngày 14/9/2010 về việc duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư trong chủ trương đầu tư xây dựng công trình tu bổ, tôn tạo di tích đình Ngòi. Trong đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh được duyệt là 7.725 triệu đồng. Nhân dân làng Ngòi vẫn đang lo ngôi đình có thể bị đổ trước khi dự án được triển khai?!

 

                                                                          

                                                                                  Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục