(HBĐT) - “Không phải mẹ chồng khó tính, chỉ có con dâu không biết đối xử với mẹ chồng…”, đó là điều chia sẻ của chị Phương, phường Tân Hoà (TPHB).

 

Chị cho biết: Ngày mới về làm dâu nghe hàng xóm nói bà Liên (mẹ chồng) rất khó tính nên chị cũng hơi ngại. Đúng là “ khó tính” thật nhưng sống gần mẹ chồng lâu dần chị cảm thấy điều “khó tính” ấy rất cần cho mình trong cuộc sống. Sinh ra trong một gia đình khá giả, bố mẹ chỉ có hai chị em (một trai, một gái) nên ít khi Phương phải làm những công việc nội trợ như chợ búa, cơm nước, thậm chí việc giặt giũ đã có máy giặt. Đi làm dâu tránh làm sao mọi công việc nội trợ, nhất là việc vào bếp là điều sợ nhất đối với Phương. Nhưng thật may mắn Phương luôn được mẹ chồng giúp và chia sẻ. Nhiều hôm đi làm về muộn thấy cơm canh đã dọn sẵn, Phương cảm thấy ái ngại với mẹ chồng thì lại được mẹ chồng an ủi:

 

- Các con đi làm vất vả ở cơ quan, mẹ ở nhà cả ngày chỉ có hai bữa cơm đã thấm vào đâu, con cứ yên tâm lo việc xã hội, việc nhà để mẹ giúp. Thôi đi tắm rửa đi con để còn ăn cơm kẻo nguội hết.

 

Thậm chí có hôm vì công việc bận rộn quá quần áo chưa kịp giặt, mẹ chồng ở nhà cũng làm luôn. Để giúp mẹ đỡ vất vả, Phương ngỏ ý mẹ mua một chiếc máy giặt thì bà lại bảo: Thời bây giờ nhiều thứ máy móc hiện đại rất tiện cho cuộc sống nhưng lại tạo thói quen lười biếng cho con người, con không phải lo cho mẹ, tiền để dành lo việc khác cần hơn con ạ. Mẹ có cái máy giặt “50 năm vẫn chạy tốt”, bà mỉm cười tỏ ý khen con dâu hiếu thảo. Bà còn dạy Phương từ cách phơi quần áo sao cho đúng kiểu, đúng chỗ với từng loại quần áo vừa đảm bảo mỹ quan lại lịch sự. Về làm dâu mẹ, Phương được học nhiều điều từ cách đối nhân xử thế cho đến cách ăn, nết ở sao cho hợp người, hợp cảnh.

 

Chị Tâm, một cô giáo mầm non ở huyện Lạc Sơn đang theo học lớp đại học tại chức khoa mầm non trường Cao đẳng sư phạm Hoà Bình tâm sự: “Nếu không có gia đình nhà chồng quan tâm, động viên đi học thì có lẽ cuộc đời tôi chỉ dừng lại với tấm bằng trung cấp mầm non”. Vừa ru nựng thằng Bi, chị kể tiếp: Cu Bi mới được 5 tháng tuổi, hàng tháng em phải đi học 10 ngày, con nhỏ nên mẹ chồng đi cùng trông cháu. Vất vả, một người đi học cả nhà lo… Như hiểu được tâm trạng của con dâu, bà Niển (mẹ chồng chị Tâm) tiếp lời: Biết là khó khăn nhưng còn sức khoẻ giúp các con học hành có kiến thức để không bị tụt hậu là tôi cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Tôi không quan niệm con gái hay con dâu, mình cứ sống tốt với con thì con nó lại hiếu thảo với mình - “cuộc đời có vay, có trả mà”, đi đâu mà thiệt.

 

Các cụ dạy rằng: “Nhập gia tuỳ tục”, con dâu mới về nhà chồng phải chủ động hoà nhập vào cuộc sống nhà chồng bằng cách điều chỉnh lại thói quen, nếp sinh hoạt sao cho phù hợp, đừng khiến mẹ chồng khó chịu. Biết cư xử khéo léo để mẹ chồng cảm nhận được rằng  con dâu tuy “ khác máu nhưng không tanh lòng”. Nghe mẹ chồng giãi bày, Tâm cảm thấy lòng mình thật ấm áp, nguyện suốt đời là con dâu hiếu thảo của mẹ.

 

 

                                                                                                   Ngọc Anh

 

Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục