Thư viện huyện Lạc Sơn thường xuyên luân chuyển sách xuống cơ sở, đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của người dân.

Thư viện huyện Lạc Sơn thường xuyên luân chuyển sách xuống cơ sở, đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin của người dân.

(HBĐT)- Những năm qua, được sự quan tâm của ngành VH-TT&DL, UBND các huyện, thành phố, hệ thống thư viện từ tỉnh đến cơ sở đang từng bước ổn định và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần khẳng định thư viện là một thiết chế văn hóa không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế ở địa phương.

 

Hiện nay, toàn tỉnh có 1 thư viện cấp tỉnh và 10 thư viện tuyến huyện với khoảng 130.000 bản sách, 150 loại tạp chí. Hầu hết các thư viện thường xuyên mở cửa phục vụ bạn đọc, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, giải trí của nhân dân địa phương. Các thư viện đã chú trọng bổ sung sách báo, tạp chí mới, nhất là những sách có nội dung thiết thực trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân như: pháp luật, khoa học thường thức, chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc sức khỏe... Ngoài tổ chức các đợt tuyên truyền bằng các hình thức như: trưng bày giới thiệu sách, tuyên truyền trên đài truyền thanh phục vụ các ngày lễ, kỷ niệm, thư viện huyện, thành phố còn luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương để kịp thời tuyên truyền sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân. Những năm gần đây, các huyện, thành phố đã chú trọng tổ chức cuộc thi như: thiếu nhi giới thiệu sách trong dịp hè, tìm hiểu kiến thức qua sách, báo, góp phần tạo thói quen đọc sách trong nhân dân. Bên cạnh đó, một số thư viện đã tập trung thực hiện tốt luân chuyển sách, báo về cơ sở, hỗ trợ sách cho các thư viện xã, thôn, tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận thông tin, góp phần phát triển phong trào đọc sách, báo ở cơ sở. Một số thư viện đã được đầu tư về cơ sở vật chất, nâng cấp, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị chuyên dùng như: giá sách, tủ mục lục, tủ trưng bày, bàn ghế... Đặc biệt là Thư viện tỉnh và huyện Lạc Sơn đã triển khai thực hiện thư viện điện tử để tra cứu thư mục cơ sở dữ liệu, thông tin.

 

Tuy nhiên, mạng lưới thư viện tuyến huyện còn nhiều hạn chế, nhất là trong đổi mới phương thức hoạt động cho phù hợp với nhu cầu thực tế. Một số trụ sở thư viện chưa ổn định, cơ sở chật hẹp, xuống cấp, trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu; phòng đọc chưa đảm bảo đúng quy định, tiêu chuẩn; điều kiện bảo quản sách, báo, tư liệu còn khó khăn. Mặc dù cho đến nay, hệ thống thư viện có cán bộ được đào tạo chuyên ngành thông tin thư viện, song trình độ cán bộ thư viện một số nơi còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ thư viện chưa chủ động, sáng tạo trong công việc nên hiệu quả công tác chưa cao. Biên chế cán bộ thư viện phần lớn chỉ có một người, do đó, công tác hướng dẫn nghiệp vụ và luân chuyển sách về cơ sở còn hạn chế. Kinh phí bổ sung sách báo hàng năm dành cho thư viện rất ít, có thư viện cả năm chỉ chờ vào số sách được trên cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia...

 

Để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống thư viện, trước hết, cán bộ thư viện phải có trình độ đại học mới đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ trong giai đoạn hiện nay và phải có tinh thần trách nhiệm cao, tâm huyết với nghề. Đối với các huyện chưa có trụ sở thư viện, các cấp ủy, chính quyền quan tâm xây dựng cơ sở vật chất, bố trí ổn định nơi làm việc, có vị trí thuận tiện, diện tích đảm bảo cho hoạt động. Các thư viện cần được quan tâm tăng đầu tư kinh phí để bổ sung sách, báo và hoạt động nghiệp vụ. Thư viện tuyến huyện từng bước triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thư viện. Đây là những cơ sở quan trọng nhằm đưa hệ thống thư viện cấp huyện, thành phố đi vào hoạt động hiệu quả.

 

                                                                Đỗ Quyên

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục