Tối 13-1, Nhà hát Chèo Việt Nam đã có buổi diễn vở "Những vần thơ thép" mở màn các hoạt động của Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VH-TT&DL) chào mừng Đại hội XI của Đảng. Khán giả đã được dẫn dắt đến với những vần thơ hào sảng của Bác Hồ trong tập "Nhật ký trong tù".

 

Một cảnh trong vở chèo “Những vần thơ thép” do NSND Bùi Đắc Sừ làm đạo diễn.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay trong lần thử nghiệm đề tài hiện đại với "Những vần thơ thép", Nhà hát Chèo Việt Nam đã đoạt ngay HCV duy nhất trong Hội diễn Sân khấu chèo chuyên nghiệp toàn quốc (2005). Vở hay, liên tục được công diễn trong những kỳ cuộc quan trọng của ngành, của đất nước. Với ý tưởng chủ đạo là phản ánh cuộc sống đấu tranh của Bác Hồ trong những tháng ngày bị giam ở nhà tù của Tưởng Giới Thạch, "Những vần thơ thép" là sự dày công sáng tạo, thể hiện của êkíp sân khấu chèo hàng đầu nước ta gồm đạo diễn, NSND Bùi Đắc Sừ, nhạc sĩ Đôn Truyền, NSND Lê Ngọc Cường (biên đạo múa), NSND Thanh Hoài, NSƯT Phú Kiên, NSƯT Khắc Tư, Minh Thu, Minh Tâm, Thu Hiền... Nhà biên kịch Trần Đình Ngôn đã cân nhắc từng lời thoại, chăm chút từng tình huống, làn điệu trong suốt 10 năm trời để cho ra tác phẩm

Lần công diễn này, "Những vần thơ thép" vẫn mang dáng vẻ của lần công diễn 6 năm trước và trong Liên hoan Sân khấu lịch sử kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (tháng 8-2010). Nhưng các nghệ sĩ đã làm vở diễn cô đọng hơn, huy động lớp quần chúng đông đảo, mang tính cổ vũ tích cực. Câu chuyện về cuộc sống bị đày đọa vô cớ trong lao tù của chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây  (Trung Quốc) của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh hiện lên chân thực, có sức lay động lớn. "Thân thể ở trong lao/Tinh thần ở ngoài lao/Muốn nên sự nghiệp lớn/Tinh thần phải càng cao" - cái tinh thần bất diệt của Người đã cảm hóa, khiến biết bao người Trung Quốc nể phục. Từ bạn tù đến lính canh, cả cô điệp viên mưu mô Lý Quế Hoa đến quan cảnh trưởng... Rút cuộc, họ đều đứng về phía Bác Hồ để bảo vệ chính nghĩa.

Cái tài tình của các nghệ sĩ là khéo dẫn dắt khán giả đến với tinh thần của Bác Hồ qua những vần thơ đẹp. Người xem dễ dàng cảm thơ của Người, thêm yêu thêm gắn bó với nghệ thuật chèo. Hầu hết các diễn viên phải hóa thân vào các vai người Trung Quốc: bạn tù, cai ngục, cảnh trưởng, điệp viên... NSƯT Phú Kiên vào vai Bác Hồ khá nhuyễn, từ vóc dáng, cử chỉ đến tiếng nói, điệu hát đều mềm mại. Mỗi câu thoại trong các tình huống như: Bác cảm thông với người dân Trung Quốc, chấp nhận chịu cảnh tù lao, tinh tường vạch mặt gián điệp Quế Hoa hay đối đáp thông minh cùng bác sĩ và cảnh trưởng... đều được lồng ghép và trích từ 134 bài trong tập thơ, thêm vần điệu nên nghe thật thấm thía. Khán giả có thể cảm nhận rõ ràng tinh thần "thép" của Người khi càng về cuối, cao trào được đẩy lên qua các tình huống Bác và bạn tù bị đàn áp, đánh đập khổ ải, bị gán tội liên quan đến cái chết của người khác, bị bọn gian tà dùng kế đẩy sang nhà tù khác... Lời thơ cất lên: "Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp/Mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông/ Nay ở trong thơ nên có thép/Nhà thơ cũng phải biết xung phong", người xem càng hiểu tâm hồn yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp và con người của một nhà cách mạng, vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh. Và điều đặc biệt là, thơ Bác có thể gắn kết khối đại đoàn kết toàn dân, xóa nhòa mọi khoảng cách dân tộc, kết nối tình hữu nghị năm châu.

Vở chèo "Những vần thơ thép" thu hút đông đảo công chúng, là một trong những hoạt động nghệ thuật giàu ý nghĩa cổ vũ, xứng đáng mở màn cho hoạt động chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI.
 

                                               
                                                                              Theo HaNoiMoi
 
 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục