Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) được du khách chú ý.

Sản phẩm dệt thổ cẩm của người Thái bản Pom Coọng, thị trấn Mai Châu (Mai Châu) được du khách chú ý.

(HBĐT) - Ở tỉnh ta có hai nghề truyền thống độc đáo, mang đậm sắc thái văn hoá các dân tộc là dệt thổ cẩm và nấu rượu cần được lưu giữ đến giờ. Tuy rằng, việc bảo tồn, khôi phục các làng nghề truyền thống chưa nhiều.

 

Bước đầu hình thành cụm ngành nghề tập trung.

 

Ngày nay, kinh tế phát triển, sản phẩm rượu cần, vải thổ cẩm do chính đôi tay khéo léo, tài hoa của đồng bào các dân tộc Thái, Mường Hoà Bình đã có mặt trên thị trường, được khách hàng trong, ngoài nước ưa chuộng. Kế thừa, phát huy những tinh tuý nghề truyền thống, bà con đã biết kết hợp nét văn hoá dân tộc với hiện đại tạo nên những vật phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thành phố Hoà Bình, Mai Châu, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Lạc Thuỷ, Kim Bôi là những địa phương đã hình thành các điểm, cụm ngành nghề tập trung. Đây là yếu tố góp phần vào bảo tồn, phát triển TTCN, làng nghề của tỉnh.

 

Cũng từ đây, trong tỉnh xuất hiện một vài mô hình HTX, tổ hợp sản xuất dệt thổ cẩm ở xã Mãn Đức (Tân Lạc), Yên Nghiệp (Lạc Sơn). Ước tính, các điểm, cụm ngành nghề tập trung dệt nên khoảng trên 40.000 m2 thổ cẩm, làm ra 200.000 vò rượu cần/năm. Tuy nhiên, công tác quản lý, bao tiêu sản phẩm chưa có, chưa hình thành nhà trưng bày sản phẩm có quy mô mà chỉ xuất hiện một số điểm du lịch do một nhóm hoặc một tổ chức nhỏ. Các sản phẩm do dân tự dệt, tự tiêu thụ nên manh mún, chưa tạo ra sự liên kết trong hoạt hoạt động sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nghề sản xuất rượu cần chủ yếu vẫn mang tính chất tư nhân, nhỏ lẻ, chưa thành làng nghề.

 

Ông Hà Ngọc Sơn - Chi cục phó Chi cục NN & PTNT tỉnh cho biết: Nghề dệt thổ cẩm đặc trưng nhất cho đồng bào dân tộc Mường ở huyện Tân Lạc, đồng bào dân tộc Thái, Mông ở huyện Mai Châu. Đáng chú ý có mô hình HTX Vọng Ngàn ở xã Mãn Đức, Tử Nê chuyên tâm khôi phục nghề dệt truyền thống với tổng số trên 100 khung cửi, thu hút trên 100 xã viên tham gia, có mức thu nhập hơn 800.000 đồng/người/tháng. Tại huyện Mai Châu, nghề dệt thổ cẩm vẫn được bà con duy trì, phát triển với 4 bản làm du lịch chính Văn, Lác, Nhót, Pom Coọng, với gần 300 khung cửi nhưng hoạt động không thường xuyên.

 

Theo chị Hà Thị Chung - hộ gia đình làm nghề dệt kết hợp kinh doanh du lịch ở bản Pom Coọng, để dệt một tấm vải thổ cẩm (một sải dài 160 cm, rộng 70 cm) miệt mài, chịu khó cũng phải mất 1 ngày dệt liên tục mới làm xong. Trong khi đó, giá thành chỉ đạt 20.000/tấm, trừ 1/3 chi phí, thu nhập của người lao động chẳng đáng là bao, chưa kể vải dệt ra tiêu thụ không ổn định.

 

Chưa có làng nghề truyền thống.

    

Căn cứ vào tiêu chí của Thông tư số 116/2006/TT - BNN của Bộ NN& PTNT, tỉnh ta đến nay vẫn chưa có làng nghề và chưa có làng nghề  nào được cấp giấy chứng nhận làng nghề, làng nghề truyền thống. Các làng nghề của tỉnh những năm qua chủ yếu phát triển tự phát, chưa tương xứng với tiềm năng. Khó khăn lớn nhất hiện nay là hầu hết các cơ sở sản xuất thiếu vốn, trang thiết bị, công nghệ nghề dệt lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm mới, đa dạng. Bên cạnh đó, vấn đề liên doanh, liên kết giữa các cơ sở sản xuất cùng loại chưa được coi trọng, chưa tạo ra được tính chuyên môn hoá trong sản xuất để thúc đẩy sản xuất phát triển. Lao động trong các ngành nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công, chưa được đào tạo kỹ thuật cơ bản, phần lớn truyền nghề bằng phương thức cầm tay chỉ việc nên còn lúng túng trong quá trình sản xuất.

 

Ông Nguyễn Văn Huy - Giám đốc trung tâm Khuyến công & tư vấn phát triển Công nghiệp tỉnh nhận định: Để thực hiện chủ trương phát triển làng nghề giai đoạn 2010 - 2015 mỗi huyện xây dựng ít nhất một làng nghề, tỉnh cần có chính sách khuyến khích, phát triển, đẩy mạnh hỗ trợ đào tạo nghề, đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề, xử lý môi trường... Làng nghề và làng nghề truyền thống chỉ được bảo tồn, phát triển gắn với yếu tố đầu ra ổn định, cải thiện, nâng cao đời sống người có nghề trước khi đề cập đến vấn đề thương hiệu, quảng bá thương hiệu sau khi làng nghề, làng nghề truyền thống được công nhận.

 

 

 

                                                                                         Bùi Minh

 

 

 

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục