Sản phẩm dệt của hợp tác xã Chiềng Châu được khách hàng ưa chuộng với nhiều kiểu dáng mới lạ, hợp thị hiếu.

Sản phẩm dệt của hợp tác xã Chiềng Châu được khách hàng ưa chuộng với nhiều kiểu dáng mới lạ, hợp thị hiếu.

(HBĐT) - Trừ chủ nhiệm là anh Mạc Văn Phang, 30 xã viên của HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đều là nữ. Gần 3 năm qua, với nỗ lực duy trì, phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, chị em có cuộc sống ổn định hơn, giới thiệu và quảng bá sản phẩm dệt của đồng bào Thái tới mọi miền trong, ngoài nước.

 

Sự hình thành HTX có sự hỗ trợ không nhỏ của dự án Jica (Nhật Bản) từ khôi phục, đào tạo, nâng cao tay nghề đến tìm kiếm mối hàng. Theo chị Vì Thị Oanh – Phó chủ nhiệm HTX, với tay nghề ngày càng nâng cao, chị em xã viên đã thuần thục ở từng công đoạn từ dệt, thêu đến may hàng. Đặc biệt, chị em sáng tạo trong đa dạng sản phẩm như: giày, dép, ví, túi treo, móc điện thoại… được khách ưa chuộng.

           

Đến HTX Chiềng Châu, từng chi tiết của sản phẩm bộc lộ sự khéo léo, tỉ mỉ và tinh tế của người phụ nữ Thái nơi đây. Để tạo nên dây chuyền sản xuất, mỗi bộ phận đảm trách từng công đoạn khác nhau, xã viên được lập thành từng nhóm gồm nhóm may, nhóm dệt, nhóm thêu, mỗi nhóm có 10 chị em. Về cơ sở vật chất, HTX nhà xưởng đảm bảo, trang bị đầy đủ máy may, khung dệt, khung thêu để chị em có điều kiện làm việc tập trung.

 

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống có thể phát triển được hay không phụ thuộc vào đầu ra tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy, người làm ra sản phẩm phải không ngừng nâng cao chất lượng, tìm tòi những mẫu hàng mới đáp ứng thị hiếu khách hàng. Một mặt, HTX duy trì mối hàng phía Jica (Nhật Bản), tích cực khai thác, tìm các mối hàng mới tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, một mặt, động viên chị em xã viên phát triển thêm một số mẫu sản phẩm khó theo đơn đặt của khách. Nhờ đó, HTX thường xuyên nhận được các hợp đồng sản phẩm từ cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Không chỉ tham gia xuất khẩu thông qua dự án Jica, sản phẩm dệt của HTX còn còn được đông đảo du khách đến với bản Lác, Chiềng Châu yêu thích. Công ty Du lịch Thiên Minh cũng đặt vấn đề giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm. Khi đưa hàng dệt đến thị trường Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng đã được đông đảo khách hàng chấp nhận.

 

Cùng với phát triển thị trường, nâng cao tay nghề, đời sống của xã viên HTX ngày càng đảm bảo, bình quân thu nhập của người lao động hiện đạt từ 60.000 - 70.000 đồng/ngày. Có thể kể đến hàng chục xã viên có tay nghề cao, thu nhập trên 2 triệu đồng/tháng như chị: Hà Thị Dịu, Lò Thị Dịu ở tổ may, Vì Thị Oanh, Lò Thị Liên ở tổ dệt, Hà Thị Toán, Bùi Thị Phương ở tổ thêu.

 

                                                                                    

                                                                         Bùi Thu

                                                             (TTV)

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục