Một cảnh diễn xướng trong chương trình

Một cảnh diễn xướng trong chương trình "Tâm linh Việt".

Những tranh cãi và dự định hoàn toàn nghiêm túc của giới quản lý văn hóa cũng như các nhà khoa học, về việc thiết lập hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hầu đồng là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới" đã giúp NSND Lan Hương thêm tự tin, mày mò bắt tay dàn dựng "Tâm linh Việt".

 

Sau khi giành giải đặc biệt tại Liên hoan sân khấu Hình tượng người chiến sỹ Công an nhân dân lần thứ 2 (do Bộ Công an, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức năm 2010) cho vở kịch hình thể "Chuyện một ngã tư", lấy cảm hứng từ công việc hằng ngày của lực lượng Cảnh sát giao thông, NSND Lan Hương lại tiếp tục một cuộc chơi đầy hứng khởi, đưa hầu đồng lên sàn diễn chuyên nghiệp.

"Tâm linh Việt", chương trình thử nghiệm hình thức diễn xướng mang âm hưởng dân gian vừa ra mắt tại Nhà hát Tuổi trẻ, lại chứng tỏ những nỗ lực làm mới chính mình của NSND Lan Hương và các đồng sự ở Đoàn kịch 3, đang dần áp gần hơn với đời sống thường nhật.

Hầu đồng, thay vì bị coi là minh chứng của tệ nạn mê tín dị đoan, đã dần dần trở về đúng vị trí, được nhìn nhận như nghi lễ tiêu, điển hình nhất của đạo Mẫu, một tôn giáo hiếm hoi khởi nguồn ngay từ Việt Nam. NSND Lan Hương, bằng con mắt của một đạo diễn sân khấu ưa khám phá, tìm tòi, không thích khuôn phép, lối mòn, đã cảm thấy ở hầu đồng, sự hấp dẫn khó cưỡng của một trò diễn xướng mang đậm hồn cốt dân tộc và sự giải thoát về mặt tinh thần.

Những tranh cãi và dự định hoàn toàn nghiêm túc của giới quản lý văn hóa cũng như các nhà khoa học, về việc thiết lập hồ sơ, đề nghị UNESCO công nhận hầu đồng là "Di sản văn hóa phi vật thể thế giới" đã giúp NSND Lan Hương thêm tự tin, mày mò bắt tay dàn dựng "Tâm linh Việt".

Phong tục và nghi lễ thờ cúng của đạo Mẫu, lần đầu tiên đã được đưa lên sân khấu chính thống, với sự kết hợp của múa đương đại, nghệ thuật hình thể, múa hầu bóng cổ, vũ đạo tuồng và hầu đồng…, trên nền nhạc hát văn quay quắt lòng người.

Thực ra, trình diễn hầu đồng trên sân khấu, công đầu phải thuộc về NSND Trần Minh khi ông phục dựng "Ba giá đồng" cho chèo. "Ba giá đồng" từng được cô đào tài sắc Thanh Ngoan và nhiều nữ nghệ sỹ của Nhà hát Chèo Việt Nam tung hứng rất thành công.

Nhưng Lan Hương muốn thâu tóm nhiều hơn, nên chị đã đụng tới rất nhiều giá đồng và dàn dựng lại theo cách của mình. Chị cũng để hàng chục diễn viên, cả nam lẫn nữ cùng lúc hóa thân làm các thanh đồng: cô Bơ, cô Bẩy, ông Hoàng Mười, ông Hoàng Bẩy, cậu Hoàng bé, cô Hoàng bé… và thỏa sức thể hiện mình trong các vũ khúc dân gian đầy màu sắc…

Các nghệ sỹ được đào tạo bài bản, lại có biên đạo múa riêng nên đã biết cách nói thành lời bằng chính cơ thể mình, bằng ngôn ngữ hình thể giàu sắc thái biểu trưng. Sức hấp dẫn nữa của hầu đồng là hát văn, lại được NSND Lan Hương tận dụng bằng giọng hát tuyệt đẹp của NSƯT Văn Chương, một kép tài năng của chiếu chèo xứ Đoài Hà Tây (cũ).

Âm nhạc rộn ràng, sinh động, giàu tiết tấu làm nên sự cộng hưởng, khiến "Tâm linh Việt" thực sự là một chương trình nghệ thuật giúp khán giả thêm cơ hội mở lòng, tìm về nguồn cội, tìm về với những nét đẹp văn hóa dân gian đang ngày càng bị khỏa lấp trong cuộc sống bộn bề bận rộn.

Tuy nhiên, điều mà nhiều người băn khoăn, có lẽ cũng chính là nỗi niềm mà chính NSND Lan Hương chưa tìm ra lời giải đáp thỏa đáng: Chương trình "Tâm linh Việt" sẽ hợp hơn cả với không gian biểu diễn nào: Sân khấu hộp (tức sân khấu nhà hát), sân đền, đình hay sân chơi của một lễ hội dân gian, một hội làng…, vốn được tổ chức với mật độ dày đặc trong suốt các ngày của năm, trên khắp dọc dài đất nước.

                                                                        Theo Báo CAND

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục