Diễn viên Tố Uyên và con trai Lưu Minh Vũ.

Diễn viên Tố Uyên và con trai Lưu Minh Vũ.

Đó là trường hợp của nghệ sĩ Tố Uyên. Câu hỏi đặt ra là vì sao một nghệ sĩ có nhiều đóng góp cho điện ảnh VN sau hàng chục năm vẫn không được phong danh hiệu NSƯT?

 

Cho thì được mà không cho thì đành chịu

Là một trong những diễn viên được nhiều khán giả nhớ tới với bộ phim "Con chim vành khuyên" nhưng cũng nổi tiếng là một nghệ sĩ lận đận khi làm hồ sơ xét duyệt danh hiệu NSƯT. Đây đã là lần thứ bao nhiêu bà làm hồ sơ rồi?

Đây là lần thứ ba và đến chục năm nay tôi mới lại làm hồ sơ xin xét duyệt danh hiệu. Chính Hội điện ảnh đã liên hệ giục tôi làm hồ sơ chứ tôi thì nghĩ làm hồ sơ chỉ làm một lần thôi còn sự đóng góp của mình cho điện ảnh thế nào thì mọi người đều biết rồi.

Bà có nhớ lần đầu làm hồ sơ xin xét danh hiệu là khi nào không?

Tôi cũng không nhớ nữa nhưng lâu lắm rồi, khi đó chị Hồng Ngát còn làm Giám đốc Hãng phim truyện Việt Nam, vào những năm 1990. Có lần tôi và chị Đức Lưu (vai Thị Nở - phim Làng Vũ Đại ngày ấy - PV) còn lên Bộ đòi lại hồ sơ nhưng họ không trả. Chúng tôi nói với nhau: Thôi cái số chị em mình nó vậy! 

Bà có biết lý do vì sao hai lần làm hồ sơ của bà đều không thành công?

Cũng không biết đằng nào. Trên cho thì được mà không cho thì cũng đành chịu chứ biết làm thế nào. Phận mình mỏng thì đành vậy thôi.

Cảm giác của bà thế nào khi có những diễn viên không xuất sắc bằng mình, không cống hiến bằng mình nhưng được xét danh hiệu dễ dàng và đã được phong NSƯT, NSND từ lâu?

Ở đời khó mà có sự bình đẳng. Ở nhiều nước các nghệ sĩ họ hay bảo vệ cho nhau. Mình được mà bạn mình không được thì họ có ý kiến trong khi ở đây thì phận người nào biết người đấy. Đôi khi họ đấu tranh hộ mình có khi còn bị đặt câu hỏi: Mày đấu tranh làm gì? mày thích NSƯT thì tao cho mày đây này? ví dụ vậy. Vì thế nhiều khi, thôi... được thì được mà chẳng được thì thôi.

Khi mình đấu tranh họ còn chẳng muốn!


Diễn viên tài sắc một thời nay đã ngoài 60 tuổi nhưng vẫn chưa được phong danh hiệu NSƯT.

Với các nghệ sĩ, sự tự trọng thường cao vì thế nhiều người muốn sự đóng góp của mình được nhìn nhận một cách đương nhiên chứ không chịu đi xin. Trường hợp của bà, chuyện được phong danh hiệu NSƯT đáng lẽ là đương nhiên thì lại rất khó khăn để có được. Bà nghĩ gì về điều đó?

Nhiều người vô danh nhưng đầy thành tích. Tôi chọn cách âm thầm phấn đấu vì nghĩ rằng rồi mọi việc sẽ sáng ra. Cái danh hiệu đó sau mười mấy hai mươi năm mới trả lại cho tôi. Tôi đóng nhiều, ngoài Con chim vành khuyên còn Nổi gió, Biển gọi, Ngôi sao biển.... Nhiều lắm không nhớ nổi. Tôi nghĩ mình cứ âm thầm đóng góp, khi người ta không cho mình thì thôi. Không tranh chấp, chỉ buồn thôi.

Đóng góp nhiều cho điện ảnh nhưng lại chật vật trong chuyện danh hiệu, giải thưởng. Sau nhiều lần thất bại, bà có bi quan không?

Tính tôi vô tư nên không bi quan nên cứ đóng góp, đóng góp cho cái lớn còn chuyện danh hiệu này chỉ là cái nhỏ. Tôi được cái chịu đựng nên cứ tự mình khuyên mình thế. Tôi chỉ buồn là đáng lẽ người ta phải đấu tranh cho những người có nhiều thành tích nhưng rồi họ im lặng. Đã thế khi mình đấu tranh họ còn chẳng muốn. 

Đến tuổi này, khi đã quá hiểu sự đời, kỳ này được phong NSƯT thì danh hiệu đó có còn nhiều ý nghĩa nhiều lắm với bà nếu so với lần đầu làm hồ sơ xét duyệt danh hiệu cách đây cả 20 năm?

Điều đó thì phải để khán giả trả lời. Tôi mừng và họ cũng mừng cho tôi. Nhiều người gọi điện đến nhà chúc mừng khi tôi còn chưa biết gì. Bây giờ người ta nhìn cũng khoáng đạt hơn và chắc là không còn chuyện trù úm nữa.

Hai lần không được xét danh hiệu, bà có hình dung trong đầu lý do mình bị loại không? phải chăng có chuyện trù úm hay sự đố kỵ mà hồ sơ của bà bị loại?

Tôi cũng nghĩ thế. Cả đời tôi hay bị trù úm, cái gì cũng khổ. Tôi chẳng được cái gì. Và nếu lần này có không được thì cũng tự nhủ: Thôi, mình không nên tranh chấp gì với đời nữa.

Cuối cùng, bà có muốn nhắn nhủ gì không?

Cuộc đời cũng có những lúc phải chịu đựng và có những lúc phải rút lui. Ở đời, sự đố kỵ, ích kỷ lớn lắm. Mình cứ chịu đựng rồi đến một lúc nào đó mọi sự nó cũng sáng dần ra chứ không làm thế nào cả. Tôi muốn những người lãnh đạo trong ngành văn hoá phải thông cảm, hiểu cho người làm văn hoá. Nghệ sĩ càng có ít bức xúc trong đầu thì làm việc lại càng thăng hoa để sáng tạo ra những tác phẩm tốt. 

Chỉ có 3 diễn viên trong số 28 người được Hội đồng cấp Bộ đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú 2011 lĩnh vực điện ảnh là Tố Uyên, Đức Lưu và Kim Chi. Trong khi đó, trong danh sách các cá nhân được Hội đồng cấp Bộ đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân 2011 lĩnh vực điện ảnh cũng chỉ có 3 diễn viên Lý Huỳnh, Bùi Bài Bình và cố NSƯT Phương Thanh (truy tặng danh hiệu). NSƯT Đào Bá Sơn được đề nghị xét danh hiệu NSND với tư cách là đạo diễn.

                                                                                Theo VNN

 


Chỉ có 3 diễn viên trong số 28 người được Hội đồng cấp Bộ đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú 2011 lĩnh vực điện ảnh là Tố Uyên, Đức Lưu và Kim Chi. Trong khi đó, trong danh sách các cá nhân được Hội đồng cấp Bộ đề nghị Hội đồng cấp Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân 2011 lĩnh vực điện ảnh cũng chỉ có 3 diễn viên Lý Huỳnh, Bùi Bài Bình và cố NSƯT Phương Thanh (truy tặng danh hiệu). NSƯT Đào Bá Sơn được đề nghị xét danh hiệu NSND với tư cách là đạo diễn.

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục