Có một ngôi làng nhỏ ở xã Phú Gia, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) hơn 100 năm qua cất giữ nhiều báu vật vua Hàm Nghi ban. Điều đặc biệt, các báu vật được chính người dân trong làng truyền tay nhau giữ gìn qua nhiều đời mà vẫn nguyên vẹn. Và nhiều câu chuyện ly kỳ được chính người dân trong làng kể lại.

Sử sách còn ghi: Năm 1885, vua Hàm Nghi tiến quân ra huyện Hương Khê, Hà Tĩnh. Tại đây, vua đã viết Chiếu Cần Vương kêu gọi toàn dân đánh giặc Pháp. Thời gian này, nhà vua bị quân Pháp vây bắt nhiều lần nhưng không thành. Tương truyền, một đêm, trong giấc ngủ, nhà vua được Thánh mẫu báo mộng quân giặc sắp tới, nếu vua ở lại thì sát dân. Tỉnh mộng, nhà vua đã triệu họp quân thần làm lễ xuống đền tạ ơn thần và dâng nhiều báu vật để nhân dân thờ cúng Thánh mẫu, bao gồm: 2 con voi vàng (1 con nặng 27 đồng cân, 1 con nặng 17 đồng cân - mỗi đồng cân tương đương 1 chỉ vàng), 1 con voi đồng, 1 con nghê, 2 thanh bảo kiếm cùng 8 bộ áo mũ triều thần, hơn 40 sắc phong… Sau đó, theo lời báo mộng, vua cùng quân thần rút lui vào vùng rừng núi ở Quảng Bình. Hơn 100 năm qua, với nhiều biến cố lịch sử, những người dân làng Phú Hòa đã chuyền tay nhau giữ gìn các báu vật vua Hàm Nghi ban.

Theo quy định của làng thì người giữ bảo vật là các cố đạo. Cứ hai năm dân làng lại bầu ra một cố đạo mới. Nhưng theo như lời nguyên cố đạo Lê Khắc Tùng thì xin chuyển giao cố đạo mới không phải là dễ. Bởi cố đạo là người hội tụ nhiều yếu tố như: còn song tuyền, cốt cách phẩm chất cao đẹp, gia cảnh đoàn tụ, ruộng vườn xanh tốt. Ngoài việc được dân làng tín nhiệm, ban lễ nghi dương trần đồng ý thì phải được sự chứng giám của các vương thần qua lễ hạ keo xin phúc đáp cố đạo, nếu được thì mới rước sắc, còn không thì phải lưu cựu. Cho nên có cố đạo như cụ Nguyễn Văn Dơn giữ báu vật đến hàng chục năm trời.

Dù ngôi làng Phú Hòa đã trải qua mấy chục đời cố đạo nhưng với mỗi người, được làm cố đạo là niềm tự hào, trọng trách cao cả. Cụ Kim Quỳ vừa nhận chức cố đạo năm 2011 vui mừng cho biết: “Tôi đã linh cảm từ năm ngoái rồi, cây cối trong vườn tự nhiên tươi tốt, sức khỏe trong người dồi dào, tôi cho con cháu đào ao thả cá, làm nương. Được giữ bảo vật của vua ban - đó là trọng trách to lớn. Ngoài việc hương khói quanh năm, bản thân mình phải sống cho trọn với sự tin cậy của các vương thần”.

Cụ Quỳ kể lại: Vào thời Pháp thuộc, con cháu trong nhà một cố đạo nọ trộm voi vàng đưa sang Lào đổi lấy mười con trâu. Trên đường về, người đó bị trâu húc chết tại làng. Người con thứ thì phát điên. Nghe tin dữ, một người dân nước Lào đã đem voi vàng sang trả lại.

Những năm từ 1990, có nhiều tay trùm đồ cổ từ Thái Bình vào gạ đổi hàng tấn gạo để lấy cặp bảo kiếm nhưng đều bị dân làng đuổi đi. Đề phòng mất cắp, có cố đạo còn khoét rỗng cột nhà để cất giấu báu vật. Có những thời kỳ khó khăn, dù nhà rất nghèo, hằng ngày phải ăn mít xanh, củ chuối luộc để sống nhưng các cố đạo vẫn một lòng, một dạ kiên quyết không bán đổi các báu vật của làng. Qua nhiều biến cố lịch sử, các báu vật vẫn được dân làng Phú Hòa giữ gìn nguyên vẹn.

 Rước các báu vật về nhà cố đạo mới.

Chúng tôi may mắn được chứng kiến lễ bàn giao báu vật giữa hai cố đạo. Trước ban thờ tiên linh, nguyên cố đạo Trần Nguyên Nhung khảng khái: “Chúng tôi đây một mái nhà tranh, một lòng thành nâng niu các bảo vật của tiên triều để lại. Bảo vệ bảo vật của vua là bảo vệ tín vật của cả giang sơn đất nước. Dân làng Phú Gia tự hào và không quên ơn vua, ơn nước nhà”.

Những năm gần đây, làng Phú Hòa được sự quan tâm của các cấp chính quyền cũng như những tấm lòng hảo tâm khắp nơi về hương khói. Đền Trầm Lâm, đền Sơn phòng Hàm Nghi đã được công nhận là quần thể di tích lịch sử cấp quốc gia. Câu chuyện về nhân dân làng Phú Hòa dù nghèo nhưng vẫn một lòng, một dạ bảo vệ báu vật vua ban đã lan truyền đi khắp nơi.          

 

                                                                         Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục