Đau đớn, xót xa, căm phẫn, niềm tin, hy vọng, sự sẻ chia… la những tâm trạng đan xen của những người có mặt trong buổi khai mạc triển lam chuyên đề “Nỗi đau da cam” tại Bảo tang Lịch sử quân sự Việt Nam nhân Kỷ niệm 50 năm thảm họa da cam ở Việt Nam (10/8/1961-10/8/2011). Triển lam do Bảo tang Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Thư viện Quân đội, Bảo tang Chứng tích chiến tranh, Bảo tang Hóa học, Ban Tuyen truyền Hội nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức.

Được lựa chọn và sắp xếp công phu, hơn 300 hiện vật, hình ảnh, tài liệu của triển lãm với các chủ đề: Quân đội Mỹ gây ra thảm họa da cam ở Việt Nam; Việt Nam khắc phục hậu quả da cam; Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam đã giúp người xem hiểu rõ hơn về chất độc da cam/dioxin, sức hủy diệt khủng khiếp và nỗi đau dai dẳng mà nó gây ra; những sản phẩm đẹp đẽ, khéo léo của các nạn nhân được trưng bày cho người xem sự cảm phục về ý chí, nghị lực và khao khát sống bình thường của họ. Thêm hơn 300 đầu sách do Thư viện Trung ương Quân đội mang đến, người xem được biết sâu sắc hơn về chiến tranh hóa học và hậu quả ở Việt Nam. Trong số này, có nhiều cuốn sách được bạn đọc chú ý đặc biệt như Cha và con - sách dịch của Elmo Zumwalt Jr – Đô đốc quân đội Mỹ, người trực tiếp ra lệnh rải chất độc da cam tại Việt Nam và có cả con trai lẫn cháu nội bị nhiễm chất độc da cam; Chất da cam trong chiến tranh Việt Nam của cố tác giả Lê Cao Đài – một bác sĩ, chiến sĩ quân đội, đồng thời là nạn nhân của chất độc da cam … và khá đặc biệt là tập hợp đồ sộ các bài báo về thảm họa da cam trong suốt gần 20 năm qua trên các báo, tạp chí, website.

Cuộc triển lãm nhắc lại cho người xem về nửa thế kỷ tính từ ngày đầu tiên Mỹ sử dụng chất độc da cam ở Việt Nam với hàng nghìn những con số chết chóc, đau đớn và hủy hoại. Nửa thế kỷ với những nỗi đau hằn trong mỗi mảnh rừng, dòng suối, mỗi số phận nạn nhân. Khách đến tham quan triển lãm hôm ấy số đông là các bạn trẻ. Ở tuổi của mình, họ không hề phải thấy cảnh bom rơi đạn nổ, cảnh máy bay Mỹ rải chất độc trên các khu rừng, cánh đồng, làng mạc nhưng ngày ngày họ vẫn phải chứng kiến nỗi đau kinh hoàng nơi những bạn bè cùng trang lứa, chịu những di chứng chất da cam mà không thể thành người trọn vẹn. Và họ đến với triển lãm này đầy lòng trân trọng những nghị lực, ý chí phi thường vươn lên trong cuộc sống của những người như nhạc sĩ đàn bầu Thanh Tùng, cậu bé ham học Lê Văn Bình… Là những nạn nhân của chất độc da cam, sinh ra với những thiếu hụt nặng nề về thể chất nhưng họ đã vươn lên trong cuộc sống, không những tự chăm lo được cho mình mà còn mang đến hy vọng, ánh sáng cho nhiều cuộc đời của các nạn nhân khác.

 Một tác phẩm được trưng bày tại triển lãm.

50 năm với hơn 4,8 triệu người bị phơi nhiễm nhưng cuộc triển lãm tháng 7 này chỉ có mặt 20 đại diện. Tuy nhiên, sự xuất hiện của họ đã có tác động mạnh mẽ đến những người tham dự. Một cô gái chỉ cao có 80cm, đi lại vô cùng khó khăn vẫn luôn nở nụ cười; một cô gái với khuôn mặt biến dạng, không thể nói được nhưng vẫn vững vàng vươn lên trong cuộc sống… Nụ cười của họ khiến nhiều người có mặt rơi nước mắt, nhưng từ trong những giọt nước mắt ấy, người xem thấy sáng lên những hy vọng về ngày mai của họ.

Nếu như những hiện vật, hình ảnh, tư liệu cho người xem trải nghiệm sâu sắc về sự tàn khốc của chiến tranh hóa học thì những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, sự xuất hiện của các nạn nhân tại buổi triển lãm đã mang đến cho người xem sự cảm phục về ý chí và nghị lực vươn lên của họ. Hẳn nhiều người đã, đang và sẽ có dịp đến với triển lãm cũng thấy ấm lòng hơn trước sự quan tâm đang ngày càng được nhân rộng, gắn kết và có hiệu quả mạnh mẽ trong cộng đồng, có thể bắt đầu từ chính những người trong cuộc và cả những tấm lòng yêu thương trong xã hội. Quỹ nạn nhân da cam mỗi năm càng được đóng góp nhiều hơn; những cuộc vận động sáng tác ca khúc “Vì nạn nhân chất độc da cam”, triển lãm ảnh vì nạn nhân chất độc da cam, vận động ủng hộ cuộc đấu tranh đòi công lý cho các nạn nhân da cam Việt Nam đang ngày càng có nhiều sự ủng hộ.

Có thể nói, cuộc triển lãm quy mô lớn này đã mang đến một cái nhìn khá toàn diện về nỗi đau da cam ở Việt Nam. Sự tàn phá khủng khiếp, những nỗi đau dai dẳng, những mất mát không thể nói bằng lời… nhưng sự sống vẫn tiếp diễn, lòng nhân ái vẫn được sẻ chia và hy vọng về công lý sẽ được thực thi - có lẽ đó mới chính là những thông điệp ý nghĩa nhất mà người xem cảm nhận được ở phía sau “Nỗi đau da cam” này.

 

                                                                     Theo Báo SKĐS

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục