Bức “Irises” (Hoa Cầu Vồng) của họa sĩ Vincent van Gogh, có giá 53 triệu USD.

Bức “Irises” (Hoa Cầu Vồng) của họa sĩ Vincent van Gogh, có giá 53 triệu USD.

Không ít lần, tác giả viết bài này phải ngây người ra trước những họa phẩm danh tiếng của Monet bị chép một cách suồng sã tới khó tin...

 

Bước chân vào một số tiệm tranh ở đường Trần Phú hay Nguyễn Văn Trỗi, thậm chí ở cả khu vực trung tâm như Đề Thám, Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão chuyên bán tranh cho khách Tây, bạn khó có thể phân biệt đâu là tranh thật, đâu là tranh giả.

Không biết có phải “học hỏi” từ “Thị trấn tranh” của Trung Quốc hay không, nhưng để cạnh tranh, người Việt chúng ta đã phát huy tính “sáng tạo” bằng cách sử dụng một “công nghệ” mới: in hoặc photo bản mẫu lên vải, sau đó đổ màu, quét màu lên.

Những thiết bị photo hoặc máy in bản mẫu tranh giờ đây tối tân đến mức có khi chỉ cần hoàn thành công đoạn in là bản thô đã có thể trở thành một hình khối nào đó đáng kể trong con mắt khách hàng, thậm chí với những khách hàng theo trường phái “ngây thơ” thì có khi cứ để nguyên bức tranh thô đó mà bán cũng đã được coi là một tác phẩm nghệ thuật có tính “nguyên thủy”.

Thế là bước vào phòng tranh, bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều bức tranh như thế, được trưng bày ở mọi xó xỉnh của phòng tranh.

Với cái giá đó, thật xứng đáng cho những người ít tiền hoặc muốn tiết kiệm tiền mua về để trang trí nhà cửa của mình hoặc làm quà tặng tân gia, trong khi họ có thể đoan chắc là trình độ thẩm mỹ của người được tặng cũng chẳng hơn gì mình.

Chỉ có điều, sau một thời gian ngắn, có khi chỉ 3-4 tháng sau khi mua, bức tranh đó trở nên lợt lạt màu sắc đến mức có thể xảy ra một tình huống rất tức cười: bức tranh in với trường phái Hiện thực vụt trở thành tác phẩm theo khuynh hướng Ấn tượng hoặc thậm chí Trừu tượng, tức không còn nhìn rõ ra một chi tiết nào trong tranh nữa.


Bức “Hoa Hướng Dương” của Vincent van Gogh, đã bán tới 42 triệu USD

Cũng không ít lần, tác giả viết bài này phải ngây người ra trước những họa phẩm danh tiếng của Monet bị chép một cách suồng sã tới khó tin. Sau khi tôi phải năn nỉ để được biết sự thật, chủ gallery mới nói nhỏ với tôi: “Chỗ thân quen nên em nói thực là những bức Monet ở đây chỉ là hàng chợ thôi. Còn nếu anh có tranh đàng hoàng thì phải đặt chép, bọn em cỡ nào cũng chép được. Nhưng giá thì anh thông cảm cho, tiền nào của đó…”.

Thế là rõ! Cái mà bạn thường nhìn thấy, trông thấy và cảm nhận thấy ở đa số các phòng tranh hiện nay, nếu là tác phẩm danh tiếng nước ngoài, đa phần chỉ là một thứ “ngoại y”. Còn như muốn “nội y” thì bạn không còn cách nào khác là phải tốn công sức để theo chân thợ chép đến tận xưởng vẽ. Và ngay cả khi đó, chỉ cần bạn sơ sẩy kiến thức hay thiếu tập trung thì bức tranh chép của bạn sẽ không còn ra hồn vía gì.

Với thợ chép loại này, khách mua tranh có thể tự do “phóng tác” bằng yêu cầu thợ thêm bớt các chi tiết trong tranh so với bản mẫu, chẳng hạn thay vì hàng cây của Constable thì cần thay ngay bằng một cái hàng rào sắt để bức tranh có vẻ mang tính “đô thị hóa” hơn…


Tranh sơn dầu của Constable - vẽ năm1812

Còn nói về nghệ thuật thay đổi màu sắc thì có lẽ khách hàng Việt Nam thuộc loại vô địch. Đơn giản là thế này: người Việt ta, nhất là những người có nhu cầu mua tranh về trang trí nhà cửa và cũng để thỏa mãn yêu cầu phong thủy nào đó, thường thích những bức tranh sáng láng, tươi tắn, thay cho cái màu gụ u tối thiếu may mắn của dòng tranh cổ điển. Vậy là với những bức tranh mờ mịt của Renoir hay tranh đầy sắc màu của Thomas, khách ta cứ điềm nhiên yêu cầu thợ thêm thắt vào tranh bất cứ màu sắc nào mà khách thích, hoặc thay đổi cơ bản khung màu của tranh.

Đó thật là một khả năng “sáng tạo” mà ngay cả những họa sĩ có máu nổi loạn thuộc trường phái Dã thú vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX cũng phải ganh tị. Và nếu cái tên “Dã thú” ra đời từ lời bình phẩm bất cẩn “Ơ kìa, những con dã thú!” của một nhà phê bình mỹ thuật, thì đến lượt họ, những họa sĩ Dã thú có lẽ sẽ phải thốt lên kinh ngạc khi nhìn thấy những bức tranh dã thú của họ đã bị gallery Việt làm cho thay đổi cả “da” lẫn “lông”.

                                                     Theo VNN

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục