Ngày 25.8, GS Ngô Bảo Châu (ảnh) cùng nhà văn Phan Việt - chủ biên tủ sách “Cánh cửa mở rộng” hợp tác cùng NXB Trẻ - đã có mặt tại Nhà văn hoá Thanh niên TP.Hồ Chí Minh để giao lưu kinh nghiệm đọc sách cho các bạn trẻ.

 

Theo GS, tiêu chí để chọn sách hay như thế nào? Liệu đó là loại sách chỉ một nhóm người hiểu được, hay là sách đại chúng?

- Chúng tôi sưu tầm những tác phẩm kinh điển theo quan điểm riêng là những hạt ngọc không phải ai cũng biết. Tiêu chí chúng tôi đưa ra dựa trên kinh nghiệm đọc của chính mình. Để thực hiện được cuốn sách cho đa số công chúng hiểu được là rất khó. Chúng tôi tuân thủ tinh thần của tủ sách là không phải giải trí, không phải chỉ để tham khảo, cũng không phải phổ biến tri thức, mà là những cuốn có nhiều tranh cãi, có giá trị thực sự, khiến độc giả phải suy nghĩ và chung thủy với tủ sách này. Độc giả cũng có thể giới thiệu sách với chúng tôi, để hình thành một phong cách đọc sách, thưởng thức văn học, văn hóa khác chứ không phải kỹ năng giỏi, kỹ năng thành công.

Mục đích của tủ sách là giới thiệu những cuốn sách văn học, khoa học xã hội, kinh tế và khoa học tự nhiên hữu ích cho thế giới và VN, thúc đẩy tinh thần hiếu học, coi trọng tri thức và các giá trị sống.

Tủ sách tập trung 80% cho loại sách có khả năng tiếp cận đông đảo người đọc và 20% cho các sách có tính chuyên sâu. Trong 2 năm đầu sẽ phát hành 10 đầu sách, sau 5 năm sẽ có 30 - 50 đầu sách.

Ngày 11.11 tới, 5 cuốn sách đầu tiên sẽ ra mắt bạn đọc, gồm: “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils”, “Rene1 Leys - Người tình trẻ trong Tử Cấm Thành”, “Phải trái đúng sai”, “Chuyện chúng ta bắt đầu”  và “Cơ học - toán”.

Mặt khác, hằng năm, chúng tôi sẽ có những cuốn sách mang tính chất giới thiệu về khoa học. Chẳng hạn, tôi rất thích cuốn “Cơ học - toán” của Mark Levi. Hay cuốn “Phải trái đúng sai” của Michael Sandel mà nhóm dịch giả đưa cho tôi đọc. Cuốn sách viết về toán học, nhưng không phải là những khái niệm siêu hình, huyền bí, mà là những câu hỏi cụ thể về cuộc sống, đi từ những triết lý có tính chất xây dựng. Tôi xin trích dẫn ra đây lời bình luận về quyển sách này của tờ New York Times: “Michael Sandel - có lẽ là GS đại học nổi tiếng nhất ở Mỹ - đã mang lại sự minh bạch về đạo đức cho sự lựa chọn mà chúng ta phải đối mặt, với tư cách là công dân trong xã hội dân chủ”.

Cuốn sách gắn với tuổi thơ mà GS tâm đắc nhất?

- “Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils” dạy cho tôi về lòng nhân hậu và can đảm. Lúc nhỏ, tôi đọc bằng tiếng Việt, còn khi ở Pháp, tôi đọc cho con gái lớn nghe bằng tiếng Pháp. Sau này, lại đọc cho cháu thứ hai nghe bằng tiếng Anh. Cho đến lúc ấy, tôi vẫn cảm thấy rất xúc động với câu chuyện mà quyển sách kể lại.

Ngày nay có đủ loại sách dạy làm người, dạy cách thành công trong cuộc đời. Vậy theo GS, đâu là cuốn sách có ý nghĩa nhất với ông?

- Đừng tin rằng những cuốn sách như vậy sẽ khiến bạn thành công. Những điều sách có thể dạy cho chúng ta chính là giúp hình thành nhân cách của chính mình. Con người không phải đẻ ra là biết hết mọi chuyện, đều có thể sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn. Nhờ sách mà con người có thể đối mặt với những khó khăn trong cuộc sống, biết sống với mọi người chan hòa, nhân hậu, hiểu biết thêm về thế giới.

Xin cho biết thói quen đọc sách của GS?

 - Những khi bực mình, buồn bã, tôi thường ra hiệu sách. Việc mua sách là chuyện dễ chịu nhất trong cuộc sống. Khi ấy, những ưu phiền đi qua, mình đưa cả đống bạn về nhà. Trong nhà tôi chỗ nào cũng ngổn ngang sách. Có những cuốn tôi chỉ đọc được 1/3, có cuốn chỉ 10 trang, nhưng có cuốn thì đọc liền một mạch không thể rứt ra. Có khi gặp cuốn hay quá, sẵn sàng bỏ công việc để đọc hết.

Khi theo đuổi bổ đề cơ bản Langlands trong suốt 10 năm, làm sao ông nhận ra mình đã có hướng đi đúng để đạt được thành công?

- Khi làm khoa học, cái khó nhất là biết mình đi đúng hướng hay không. Đối với tôi trong toán học, cách chỉ đường tốt nhất chính là vẻ đẹp. Càng làm càng thấy được vẻ đẹp ấy thì hiểu rằng mình đã đúng. Còn nếu càng làm càng xáo trộn, rối rắm thì hiểu có khả năng mình sai. Không phải ai cũng có thể hiểu được vẻ đẹp của toán học, nhưng đối với toán học, vẻ đẹp là cách dẫn đường chắc chắn nhất.

 

                                                                      Theo LaoDong

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục