Một góc bình yên của làng chài trên địa bàn phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình).

Một góc bình yên của làng chài trên địa bàn phường Tân Thịnh (thành phố Hòa Bình).

(HBĐT) - Dạo quanh một vòng phố, phường của thành phố Hòa Bình, đến chân cầu cứng Hòa Bình, ở phường Tân Thịnh, có thể bắt gặp những cụ bà, cụ ông rồi đến những đứa trẻ đang ngồi lom khom trong căn nhà của mình.

 

Nằm gọn trong lòng thành phố Hòa Bình, trên con sông Đà hiền hòa nhưng bên cạnh đó vẫn còn rất nhiều hộ dân làng chài vẫn sinh sống trên những chiếc thuyền làm bằng sắt, tre, nứa... được người dân xem là nhà ở chính và đã bám trụ từ khi họ sinh ra, hay những cụ ông, cụ bà đã sống cả cuộc đời lênh đênh với sông nước.  

Trong căn nhà làm bằng xi măng, rộng chừng 12 m2 nhưng có đến 3 thế hệ chung sống, ông Nguyễn Văn Tám, 85 tuổi, trú tại tổ 4, phường Tân Thịnh tâm sự: Chúng tôi sinh sống trên chiếc thuyền này đã lâu lắm rồi, quanh năm, suốt tháng chỉ lênh đênh trên sông nước chứ làm gì có nhà mà ở. Đã hơn 40 năm rồi, gia đình đều đón tết dưới dòng sông này. Đêm giao thừa, thành phố bắn pháo hoa chúng tôi chỉ có đứng dưới thuyền mà nhìn lên bờ thôi. Giờ, tôi chỉ ước gần cuối đời có được ngôi nhà trên bờ ra phố thì vui biết mấy. Hàng xóm cụ Tám, chị Lê Thị Sinh, 52 tuổi, chi hội trưởng chi hội phụ nữ làng chài cho biết: Gia đình tôi đã ở trên dòng sông Đà và mưu sinh với sông nước từ năm 1980, các con tôi sinh ra đều đã biết lênh đênh ở trên thuyền rồi, nhà có 6 người con, chỉ có 3 đứa được đi học, còn 3 đứa thì phải bỏ học và gia đình đã phải định hướng cho các con đi mưu sinh ở nơi khác để sinh sống. Chị Sinh cho biết thêm: Tết vừa rồi, mọi người trong gia đình mới được đoàn tụ cùng nhau trên một con thuyền chỉ rộng khoảng 7 m2, tuy nghèo nhưng thấy các con vui vẻ, quây quần bên nhau tôi mừng lắm. Giờ, tôi chỉ ước mong sang năm 2012 tôi cũng như bà con ở xóm chài này là được Nhà nước cho vay vốn để đầu tư phát triển ngành nghề sông nước, thậm chí là có thể đổi nghề để có một cuộc sống tốt và bền vững hơn cho các con sau này. 

 

Được biết, 100% người dân làng chài ven sông Đà theo đạo Thiên chúa và mọi người đều từ xã Hợp Thành, Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) hay Trung Hà (Ba Vì) lên thành phố sinh sống. Năm nào cũng vậy, họ chờ đón đêm giao thừa ngay từ lúc tối. Gần như cả xóm chài đều về nhà thờ để cầu nguyện cho một năm mới an lành và xem các chương trình do nhà thờ tổ chức. Đây cũng là cơ hội để mọi người được gặp nhau, sẻ chia về những việc đã làm trong năm qua và những dự định trong năm mới. Đúng 12h đêm, mọi người cùng nhau làm lễ chúc tết thánh, cầu mong một năm mới an lành, chào đón thời điểm chuyển giao của năm cũ sang năm mới trong tiếng thánh ca rộn ràng. Theo phong tục, mọi người trở lại nhà thờ vào sáng mồng 1 để làm lễ chúc tết thánh và vào ngày mồng 3 tết, nhà thờ sẽ tổ chức Lễ cầu phúc đầu năm cho giáo dân. Dù giàu sang hay nghèo khó, tất cả đều chung niềm mong ước: sức khoẻ, con cháu chăm ngoan, học giỏi và một năm đánh bắt cá, tôm bội thu. Sau 3 ngày tết, người dân chài chọn ngày đẹp, họ lại lên thuyền quăng vài mẻ lưới mở hàng, nếu may mắn được mẻ lớn, họ tin rằng cả năm đó nhất định sẽ ăn nên làm ra. Ông Tám tâm sự thêm: Chúng tôi coi thuyền như là nhà, việc đón Tết trên sông giờ cũng trở nên bình thường, quen thuộc. Mấy ngày Tết, con cháu, dâu, rể cùng hội tụ về đây cho đỡ hiu quạnh. Ăn Tết xong, khoảng mùng 6- 8 tháng giêng, chúng lại ngược dòng sông để mưu sinh…

 

Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch UBND phường Tân Thịnh cho biết: Trên địa bàn phường Tân Thịnh có gần 60 hộ gia đình sống lênh đênh dưới sông nước và thuyền của các gia đình thường đậu ở 2 bên của chân cầu cứng, mỗi bên tạo thành một xóm nhỏ, có khi sống rải rác khắp con sông. Nghề mưu sinh chính của người dân làng chài là thả lưới để đánh bắt cá. Khi đánh bắt được tôm, cá họ lại rong thuyền lên phố bán lấy tiền trang trải cuộc sống hàng ngày. Những trăn trở của người dân xóm chài trên sông Đà ở phường Tân Thịnh, ai cũng hiểu, cũng biết. Thu nhập bình quân một ngày từ những con cua, con cá bắt được chỉ chưa đến 50.000 đồng/ngày. Tết năm nay, UBND phường vẫn dành các phần quà và ủng hộ một phần nào đó cho các hộ gia đình nghèo và cận nghèo của làng chài đón Tết. Đồng chí Chủ tịch phường cho biết thêm: Trong thời gian tới, Đảng ủy, UBND phường sẽ có những kiến nghị, tờ trình gửi UBND thành phố bố trí quỹ đất xây dựng nơi ở mới cho bà con làng chài, tiếp tục chăm lo để con em làng chài được hưởng các chế độ an sinh xã hội, giáo dục, y tế….Đó thực sự là những tín hiệu vui của dân vạn chài khi xuân về.

  

                                                                             Quý An

 

Các tin khác


Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục