(HBĐT) - Ông Tân không sao chợp mắt được. Xưa nay ông vốn là người lao động lam lũ nên đặt mình nằm xuống giường là ngủ một mạch đến sáng. Thế mà đêm nay ông trằn trọc suy nghĩ miên man, đắn đo, cân nhắc mà vẫn chưa tìm ra lời giải. ông mong trời chóng sáng để bàn với bà Vượng - người đã cùng ông đi suốt cuộc đời hơn 40 năm qua và với 5 người con, trai có, gái có để quyết định giao 180 m2 đất xây dựng trường tiểu học thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn.

 

Cả cuộc đời ông bà làm công nhân. ông Tân, bà Vượng bán cả cơ ngơi chỗ ở cũ cộng với tiền dành dụm và tiền nghỉ chế độ 176 mua được 800 m2 đất đồng bãi (cạnh QL6 cũ) làm được vài gian nhà tạm lấy chỗ ở để sinh cơ lập nghiệp, nuôi dạy con cái. ở tuổi xế chiều, ông bà lại phải bắt đầu sinh cơ lập nghiệp quả là điều vất vả, gian truân... Có người khuyên ông thời buổi kinh tế thị trường, ai thích thì mua, kể cả Nhà nước, ông có phải là tỉ phú đâu?... Trường tiểu học cần thêm diện tích đất đủ để quy hoạch xây dựng. ông bà Tân không muốn bán nhượng vì ông bà cần đất để làm ăn sinh sống. Hai mục đích trái ngược nhau tưởng như không có điểm nối.

 

Một buổi tối thứ bảy, gia đình ông bà Tân quây quần bên mâm cơn. Chị con gái cả hai tay bưng đĩa táo Gia Lộc mời bố mẹ ăn và ôn tồn: “Bố, mẹ ạ! Nếu nhà mình giao một phần đất cho nhà trường thì những cây táo này sẽ phải chặt đi, kinh tế nhà ta sẽ khó khăn hơn. Bố mẹ sẽ còn nhiều vất vả, nhà mình còn ba em nữa chưa có việc làm. Các em con thì đông, sau này chia cho mỗi cậu một mảnh. Nếu bán cũng được vài trăm triệu, tiêu cũng hết bố mẹ ạ. Con thấy yêu cầu của nhà trường là cần thiết - nhà trường làm tất cả là vì tương lai con em chúng ta”.

 

Bà Vượng chậm rãi nói với ông Tân: “Mẹ cái cún nó nói phải lắm, có tình, có lý. Thôi nhà mình cống hiến phần đất cho nhà trường ông ạ”. Vẻ mặt ông Tân rạng rỡ, tươi cười: “Sáng thứ hai, tôi báo cho thầy hiệu trưởng đến làm thủ tục giao đất bà nhá”.

 

 

                                                          Đỗ tâm

                                  (Tổ 14, phường Phương Lâm, TPHB)

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục