(HBĐT) - Sau 3 năm nghỉ hưu, tôi mới có dịp tổ chức cho mình một chuyến vào miền Nam. Đi bằng tàu hoả (tàu chợ) và đi một mình, đó là ý nguyện của tôi và được gia đình chấp thuận.

 

Là một công dân bình thường của nước Việt Nam độc lập, thống nhất sau 37 năm, được hòa theo dòng người cuồn cuộn vào Nam, ra Bắc trong những ngày này để lắng nghe, nhìn lại mà suy ngẫm về con người và đất nước mình là một đặc ân. Gần 40 năm qua, cũng như bao người Việt khác, tôi đã có nhiều lần xuyên Việt, đi bằng xe hơi, tàu hỏa, máy bay, song chưa lần nào đi một mình. Đi nhiều nhưng lắng lại trong tôi chỉ có đôi lần thôi! Trước hết là chuyến đầu tiên đưa bố tôi vào Nam tổ chức đám cưới cho chú em. Cả cô dâu, chú rể là kỹ sư nông nghiệp cùng vào Nam công tác. ông bà thông gia buôn bán ở chợ Bàn Cờ. Số là đầu những năm 40 của thế kỷ trước, ông bà từ giã vùng chiêm trũng đồng bằng Bắc Bộ, phiêu dạt sang Nông Pênh (Cămpuchia) buôn bán và sau đó về lại Sài Gòn. Trong khi đó, bố tôi - một ông già Mường nhỏ thó, cả đời chỉ quẩn quanh ruộng nương, chợ búa trong bản, trong Mường. Lần này được lên xe lửa vào Nam thì ngỡ như lạc vào một thế giới khác. Dẫu là một kỹ sư nhưng tôi cũng lạ lẫm không kém. Tên các miền đất, các ga tàu cứ ùa tới như một giấc mơ. Những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu trong bài “Ta đi tới” sao mà hào sảng, gần gũi thế: “… Ta đi tới không thể gì chia cắt… Khu năm dằng dặc khúc ruột miền Trung...”. Những ga mè sửng, ga gà, ga mực, ca cau và trái cây… cứ vùn vụt đến vớựi những hành khách lần đầu vào thăm nửa phần Tổ quốc mới giải phóng. Đây là thành cổ Quảng Trị, đây căn cứ Chu Lai, kia căn cứ Núi Thành, Xuân Lộc, Biên Hòa… chỉ còn là sa trường hoang vắng, đã sạch bóng quân thù.  

Mặt biển xanh, cồn cát trắng chói chang, rừng dừa, đồi cây trái ngút ngàn… Lần đầu tiên sau giải phóng ở khu chợ Bàn Cờ, quận 3, trong khuôn viên phân viện, quy hoạch nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp) diễn ra một đám cưới “đời sống mới”. Do hiếu kỳ nên bà con khu phố đến dự rất đông. Bữa cơm đầu tiên giữa hai ông thông gia diễn ra chóng vánh, không mời mọc, ăn xong là đứng dậy, chẳng nâng lên, đặt xuống và tiếp thức ăn cho người đối diện như ở vùng Mường. Sau bữa ăn, bố tôi tỏ ra băn khoăn, trầm tư, chú em tôi phải trấn an: “Phong tục trong này khác, bố cứ an tâm đi”.  

Nhớ lại một lần cùng với một số anh em tháp tùng đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình vào thăm bà con mình dời lòng hồ sông Đà vào Tây Nguyên định cư “… khép lại quá khứ, nhìn tới tương lai...” đoàn có ghé thăm bà con di cư vào Nam năm 1954 tại một phường ở thành phố Buôn Ma Thuột. Các cụ bà vẫn mặc trang phục và nói tiếng dân tộc mình. Qua thăm hỏi, bà con đã bớt đi phần mặc cảm. Đoàn được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum đón tiếp và để lại trong chúng tôi những ấn tượng khó quên. Kể rằng, nhiều lần đi thăm bà con dân tộc ở buôn sóc gặp người nghèo khó, ông đã cho đi hầu hết những gì mặc trên người. Đó là nét hào phóng của con người vùng đất cao nguyên màu mỡ đã làm nên vùng cây công nghiệp, đặc biệt là cà phê xuất khẩu vào loại nhất nhì thế giới. Lại nữa, một lần cùng đồng chí Phó Bí thư Đảng ủy Tổng Công ty Sông Đà đi kiểm tra công tác xây dựng Đảng tại các công trình phía Nam: Thủy điện Sê San 3, đường Hồ Chí Minh, thủy điện Cần Đơn, hầm qua đèo Hải Vân… tôi đã gặp lại nhiều gương mặt người thợ sông Đà trước đây. Đêm ngủ lại với người thợ trong lán công trình ở A Roằng - A Lưới - Thừa Thiên Huế, nghe tiếng mưa trên mái tôn mà trào dâng trong tôi bao điều về con người và đất nước, cái chung và cái riêng.  

Gần 40 năm độc lập, thống nhất nước nhà với bao nhiêu buồn vui, được - mất, đất nước cứ đi lên trong hội nhập quốc tế. Tuổi tác, bệnh tật và cả thời gian đã có nhiều người dân quê tôi vĩnh viễn nằm lại với đất rừng phương Nam. Chính những “buồn vui, được mất” ấy đã gắn kết sự thống nhất đất nước này từ trong máu thịt của mỗi người, mỗi nhà.  

Lần này trở lại miền Nam, tôi như trở về với những vùng quê thân thuộc. Thay mặt bố mẹ - người đã về với tổ tiên - để đến thăm các cụ bà thông gia, các bậc cha chú, các em, các cháu nội, ngoại và thắp nén hương cho những người ruột thịt của tôi đã vĩnh viễn nằm lại với miền Nam Tổ quốc. Đồng bằng Nam Bộ với 9 nhánh rồng đã góp phần chủ yếu nâng sản lượng lúa gạo xuất khẩu nước ta lên hàng thứ 2 thế giới. Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đầu tàu của nền kinh tế cả nước. Mũi Né, Bình Thuận với những cồn cát vàng như nghệ, với những bức tranh cát nổi tiếng đã trở thành điểm đến của du khách năm châu, bốn biển. Tàu hỏa - hành khách không còn náo nhiệt mua - bán như trước, lặng lẽ, trầm tư hơn. Ai cũng hiểu, nước nhà đã thống nhất, độc lập gần 40 năm đang hội nhập và ngày càng cường thịnh.

 

                                                     Tùy bút của Đinh Đăng Lượng

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục