Cán bộ Hội LHPN tỉnh trao đổi thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến các hội viên phụ nữ xã Thống Nhất (TPHB). Ảnh: T.H

Cán bộ Hội LHPN tỉnh trao đổi thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đến các hội viên phụ nữ xã Thống Nhất (TPHB). Ảnh: T.H

(HBĐT) - Có một thực tế là cho đến nay, việc phòng - chống bạo lực gia đình đối với phụ nữ vẫn còn khá nhiều trở ngại mà nguyên nhân nhiều khi lại xuất phát từ chính bản thân họ bởi đức tính cam chịu, nhẫn nhục không đúng lúc, đúng chỗ.

 

Ở KDC số 4, phường Phương Lâm (TPHB), những người hàng xóm, láng giềng thường gắn cho vợ chồng chị N.T.B. bằng cái tên “vợ chồng phường chèo” vì một nỗi, họ thường xuyên xích mích, cãi cọ. Mỗi lần có chuyện xích mích như vậy, chồng chị lại “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” làm chị thâm tím mặt mày và không ít lần phải nhập viện để điều trị vết thương. Càng ngày, tình trạng bạo lực ở gia đình chị càng trở nên nghiêm trọng, cực chẳng đã, chị đã làm đơn ra tòa để ly hôn. Thế nhưng khi việc ly hôn  đã được giải quyết êm xuôi, chị lại tự nguyện quay về tiếp tục cuộc sống vợ chồng và tiếp tục hứng chịu những trận đòn vô cớ. Những người hàng xóm, láng giềng chứng kiến nhiều cũng thành quen, một phần cũng vì chị B. không nghe lời khuyên giải báo cáo sự việc với tổ dân phố, công an, Hội Phụ nữ... để được tư vấn giúp đỡ nên sự việc vẫn chưa biết đến khi nào được khắc phục một cách dứt điểm.

 

Thực tế, chuyện tương tự như gia đình chị B. không phải là hiếm gặp. Trò chuyện với chúng tôi, bà Hoàng Thị Hoài Phương, Chủ tịch Hội Phụ nữ TPHB cho biết: Cách đây 2-3 năm về trước ít có người phụ nữ nào đến với tổ chức Hội để báo cáo hoặc nhờ tư vấn giúp đỡ vì tình trạng bạo lực gia đình. Được sự hỗ trợ tổ chức Gret với dự án Phòng - chống bạo lực gia đình, riêng trong năm 2010, khảo sát tại một số xã, phường điểm của TPHB đã thống kê được 45 vụ bạo lực gia đình. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình nhưng chủ yếu là tình trạng người chồng nghiện rượu, ma túy, việc làm không ổn định, cuộc sống khó khăn... dẫn đến mâu thuẫn. Khi đã xác định được vụ việc, Hội Phụ nữ đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền kiến thức phòng - chống bạo lực gia đình tới các cơ sở. Trong khuôn khổ của dự án, ban đầu, TPHB chỉ được chọn triển khai làm điểm ở xã Thống Nhất và phường Tân Thịnh. Tại 2 đơn vị này đã thành lập được CLB phòng - chống bạo lực gia đình và duy trì nề nếp. Từ sự khởi đầu đó, Hội Phụ nữ đã thực hiện công tác tuyên truyền rộng rãi đến tất cả các KDC của các xã, phường. Năm 2010 tổ chức được 25 lớp tập huấn nâng cao kiến thức về Luật Phòng - chống bạo lực gia đình.  Năm 2011, Hội đã tổ chức được 7 lớp tập huấn về phòng - chống bạo lực gia đình, thu hút 346 người tham gia, trong đó có 289 phụ nữ. Đồng thời, phối hợp bồi dưỡng công tác tư vấn, truyền thông theo các chuyên đề cho 30 tuyên truyền viên cơ sở. Tổ chức hội thi “Tìm hiểu Luật Phòng - chống bạo lực gia đình” tại phường Chăm Mát thu hút trên 2.000 người tham gia. Cùng với việc tuyên truyền, cán bộ Hội  phối hợp với các thành viên Ban Phòng - chống bạo lực gia đình trực tiếp đến từng hộ gia đình để hòa giải những vụ việc nghiêm trọng.

 

Triển khai trong 3 năm (2009 - 2011), dự án Phòng - chống bạo lực gia đình đã kết thúc,  Hội Phụ nữ thành phố, đơn vị trực tiếp triển khai dự án đã chỉ rõ những khó khăn gặp phải như: kỹ năng hòa giải và kiến thức về PCBLGĐ của một số thành viên tổ hòa giải chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Bên cạnh đó còn nhiều trường hợp nạn nhân bạo lực gia đình chưa có thái độ hợp tác với tổ hòa giải, thậm chí còn bao che cho người gây ra bạo lực. Một điểm hạn chế nữa là các đối tượng gây ra bạo lực thường không tham gia các lớp tập huấn hay nghe tuyên truyền nên khi tổ hòa giải gặp gỡ, can thiệp luôn hết sức khó khăn.

 

Cùng với việc triển khai, thực hiện dự án Phòng, chống bạo lực gia đình, những năm qua, các cấp Hội Phụ nữ thành phố đã không ngừng đẩy mạnh thực hiện 1 trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội là giúp phụ nữ tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Thế nhưng thực tế, kết quả đạt được chưa mấy thuyết phục mà nguyên nhân lại phụ thuộc vào chính sự hợp tác của những người phụ nữ, đối tượng chủ yếu là nạn nhân của tình trạng bạo lực gia đình. Mặc dù dự án đã kết thúc nhưng để bảo vệ quyền lợi chính đáng, phát huy sự bình đẳng cho chị em phụ nữ, Hội Phụ nữ thành phố vẫn kiến nghị được hỗ trợ để tiếp tục triển khai các hoạt động PCBLGĐ tại các xã, phường trên địa bàn thành phố với các phần việc cụ thể như: tiếp tục thành lập các CLB “Phòng - chống bạo lực gia đình” tại các tổ dân phố, KDC; mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng về công tác hòa giải, khung kiến thức về Luật Phòng - chống  bạo lực gia đình đến các thành viên tổ hòa giải; tổ chức tuyên truyền rộng rãi Luật Phòng - chống bạo lực gia đình trên các phương tiện thông tin đại chúng và tổ chức các hội thi “Tìm hiểu kiến thức về phòng - chống bạo lực gia đình” để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền...

 

 

                                                                        Lam Nguyệt

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục