Lời ca, điệu múa dân tộc Thái được lớp trẻ ở Chiềng Châu (Mai Châu) trân trọng lưu giữ.

Lời ca, điệu múa dân tộc Thái được lớp trẻ ở Chiềng Châu (Mai Châu) trân trọng lưu giữ.

(HBĐT) - Anh Hà Trọng Lưu, chủ tịch UBND xã Chiềng Châu (Mai Châu) bộc bạch: “Tại thời điểm này, xã Chiềng Châu đang phối hợp với một số ngành của tỉnh tổ chức lớp hướng dẫn viên du lịch - văn hoá với sự tham gia của trên 52 học viên, là cư dân tại các thôn, bản. Mọi người được học hỏi về lịch sử văn hoá quê hương, những nét đẹp trong phong tục, tập quán lễ hội của người Thái, cách thức tiếp cận với du khách gần xa trong chương trình hướng tới xây dựng mô hình du lịch văn hoá tại cộng đồng. Các học viên đều cảm thấy hồ hởi vì những gì mà lớp học đang đem lại cho mình...”

 

Không phải ngẫu nhiên mà Chiềng Châu lại được huyện chọn là mô hình điểm xây dựng NTM, là điểm nhấn trong chương trình phát triển du lịch cộng đồng, mà khởi nguồn từ du lịch văn hoá bởi thực tế, Chiềng Châu đang hội tụ khá nhiều những điểm mạnh: có bản Lác điểm du lịch văn hoá thu hút được đông đảo du khách trong nước và quốc tế mỗi khi đến Mai Châu. Bên cạnh đó, nơi đây được coi là nơi phát tích của người Thái Mai Châu gắn với lễ hội được huyện duy trì tổ chức trong  3 năm qua (lễ hội xên bản - xên Mường), là nét đặc sắc trong đời sống văn hoá nơi vùng cao. Là nơi“đất lành, chim đậu” nên Công ty bảo tồn và phát triển văn hoá Thái đã chọn xóm Mỏ làm khu trưng bày( với trên 1000 hiện vật). Tuy nhiên, trong chương trình giữ gìn, bảo tồn, khơi dậy và phát huy bản sắc văn hoá Thái, xã Chiềng Châu thấy cần tiếp tục bổ sung và hoàn thiện thêm nhằm làm phong phú hơn nữa nét bản sắc văn hoá mà cha ông để lại. Vì thế, trong định hướng của huyện, Chiềng Châu đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động có tính thiết thực cao. Cùng với việc duy trì, phát triển được các trò chơi dân gian mang tính cộng đồng như: tó xáng, tó lẻ, bắn nỏ, ném còn, hát giao duyên, múa xoè, keng loóng.. giữ nét đẹp của kiến trúc nhà ở, Chiềng Châu còn đẩy mạnh phát triển nghề dệt truyền thống (xã hiện có 200 khung dệt), xây dựng HTX thổ cẩm ở bản Chiềng Châu; sưu tầm các món ăn dân tộc hiện đang có trong đời sống cộng đồng mỗi thôn, bản; coi trọng lưu giữ văn hóa vật thể và phi vật thể cho cộng đồng. Trong quá trình thực hiện, xã đã  huy động sự vào cuộc, tham gia của mỗi thôn bản, các ngành, đoàn thể có liên quan. Cụ thể như có nhiều giải pháp, tạo thêm sự hấp dẫn hơn nữa đối với du khách gần xa, nâng cao chất lượng  trong hoạt động văn hoá du lịch (làng văn hoá du lịch bản Lác, bản Chiềng Châu). Hội phụ nữ xã mở các lớp hát dạy dân ca Thái cho hội viên; đưa các bài dân ca Thái trong hoạt động ca hát ở trường tiểu học, mầm non xã; đoàn thanh niên và CLB hưu trí mở các lớp dạy chữ Thái, chữ Thái cổ cho hàng chục người dân. 12 đội văn nghệ ở thôn, bản và đội văn nghệ xung kích của xã đã có nhiều chương trình, hoạt động sưu tầm, biểu diễn tại cơ sở; đem lại cho giới trẻ những cảm nhận mới về đời sống văn hoá, tinh thần của người Thái. 4 văn hoá - thể thao là “sân chơi” thú vị, bổ ích cho mọi lứa tuổi… Ngoài việc thăm thú bản Lác, du khách đã tìm đến các “địa chỉ” đỏ về văn hoá - du lịch trên địa bàn xã như: gian trưng bày hiện vật văn hoá Thái, bản Chiềng Châu, công cụ săn bắn truyền thống ở bản Nà Sò, khu văn hoá tâm linh (điểm thờ người có công lập làng bản người Thái)...Cũng vì bản sắc văn hoá đó, năm 2011, bản Lác nói riêng, xã Chiềng Châu nói chung đã đón được 15.000 lượt khách quốc tế và 50.000 lượt khách trong nước...

  

Chiềng Châu không chỉ tạo được sự hấp dẫn qua kiến trúc nhà cửa, sinh hoạt văn hoá phong phú qua các lễ hội, qua lời ca, điệu múa mà tiềm tàng hơn chính là bản sắc, nét đẹp tâm hồn, sự ứng xử của con người với con người, là sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên. Cũng vì sự tổng thể đó, các bản làng Thái ở Chiềng Châu đã khiến du khách hài lòng bởi họ đến đây được gặp gỡ, khám phá, tìm hiểu các tầng sâu văn hoá Thái còn nguyên bản, không phải sự pha tạp, lẫn lộn. Đây là điều không phải bản, làng dân tộc thiểu số nào trên địa bàn tỉnh ta cũng làm được./.

                                                                              

 

                                                                             Bùi Huy

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục