Nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những năm qua, huyện Lạc Sơn đã sưu tầm, quản lý được trên 1.200 chiếc cồng chiêng còn lưu giữ trong nhân dân.

Nhằm giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, những năm qua, huyện Lạc Sơn đã sưu tầm, quản lý được trên 1.200 chiếc cồng chiêng còn lưu giữ trong nhân dân.

(HBĐT) - Nhận thức tầm quan trọng của Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) “về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam đậm tiên tiến đà bản sắc dân tộc”, những năm qua, huyện Lạc Sơn đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền, tổ chức thực hiện Nghi quyết đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn, trong đó huyện đặc biệt chú trọng việc bảo tồn, phát triển văn hoá vật thể và phi vật thể của dân tộc Mường.

 

15 năm qua, thực hiện nghị quyết Huyện uỷ Lạc Sơn đã chỉ đạo các ngành chức năng tổ chức sưu tầm và vận động nhân dân cùng giữ gìn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống. Là huyện có trên 90% dân tộc Mường và các dân tộc anh em cùng sinh sống, mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hoá riêng, có lễ hội với kho tàng văn hoá, văn học phong phú. Do vậy, công tác nghiên cứu, sưu tầm các giá trị văn hoá dân gian được các cấp, ngành trong huyện đặc biệt quan tâm. Hiện nay, toàn huyện sưu tầm khoảng 30 địa chỉ các phong tục, tập quán, tín ngưỡng và lễ hội các dân tộc; đã rà soát, quản lý hơn 1.200 chiếc cồng chiêng còn được lưu giữ trong nhân dân và các tổ chức trên địa bàn huyện, trong đó có khoảng gần 1.000 chiếc cồng chiêng cổ, tổ chức quản lý, bảo tồn các di tích lịch sử và văn hoá cấp quốc gia và cấp tỉnh. Sưu tầm và phục dựng được 2 lễ hội dân gian của người Mường. Bên cạnh đó, đã trùng tu các di tích như: di tích lịch sử cách mạng Mường Khói, xã Ân Nghĩa; mái đá làng Vành, xã Yên Phú; Hang Khụ Trại, xã  Tân Lập; Hang Khụ Dúng, xã Nhân Nghĩa; nơi thành lập Văn phòng Tỉnh uỷ, xóm Khị, xã Nhân Nghĩa; nơi ghi dấu lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến ở xã Thượng Cốc…

 

Những giá trị văn hoá truyền thống của người Mường cũng được chú trọng lưu giữ như tiếng nói, trang phục váy Mường, phong tục, tập quán sinh hoạt ẩm thực, các đồ dùng, vật dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Người dân các xã, thị trấn trong huyện còn lưu giữ được nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình như: mo mường, cồng chiêng, rằng thường, hát ví... Tuy nhiên, trước xu thế phát triển của xã hội, nhiều giá trị, bản sắc văn hoá đã được cải tiến, đổi mới. Trước tình hình đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền đã quan tâm làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá của dân tộc Mường. Trong đó, trang phục váy Mường không được được duy trì , sử dụng trong các lễ hội. Đặc biệt, tiếng nói dân tộc được người dân ở các xã, thị trấn, nhất là vùng sâu, xa sử dụng hàng ngày. Hiện nay, người Mường Lạc Sơn từ trẻ em đến NCT đều sử dụng được cả 2 thứ tiếng là tiếng cảu dân tộc mình và tiếng phổ thông.

 

Bên cạnh đó, việc bảo tồn và phát huy giá trị nhà sàn truyền thống là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trước đây, 100% người dân tộc Mường ở nhà sàn bởi nhà sàn vừa thoáng mát, vừa có diện tích sử dụng rộng, tiện trong sử dụng và sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do sự phát triển của xã hội, nguyên vật liệu làm nhà sàn như gỗ tốt, bương, tre… ngày càng khan hiếm nên nhà sàn truyền thống đã giảm dần. Trước tình hình đó, Huyện uỷ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và tầng lớp nhân dân gìn giữ, khơi dậy và phát huy nhà sàn truyền thống của dân tộc mình, trong đó, nêu cao vai trò gương mẫu thực hiện của mỗi cán bộ, đảng viên. Những nhà sàn cổ trước kia còn giá trị sử dụng đã được tu sửa, tôn tạo lại. Song song với đó, khi không có gỗ tốt, nhân dân đã có sáng kiến thay thế nhà sàn truyền thống sang xây dựng nhà sàn bằng vật liệu mới là dựng nhà bằng bê tông cốt thép rồi sơn giả gỗ. Đầu tiên, huyện chỉ đạo làm thí điểm ở xã Tân Mỹ, thấy hiệu quả đạt cao, nhà sàn kiểu mới không chỉ đẹp và chắc chắn mà còn hạn chế được tình trạng khai thác rừng trái phép để lấy gỗ làm nhà, do đó, huyện đã triển khai nhân rộng ra các xã khác. Hiện nay, ở Lạc Sơn, nhà sàn truyền thống bằng gỗ chiếm khoảng 60%, nhà sàn bằng bê tông cốt thép chiếm khoảng từ 25 – 30%. Việc làm nhà sàn bằng bê tông cốt thép vừa giữ gìn được bản sắc văn hoá dân tộc, vừa góp phần giảm các vụ vi phạm lâm luật, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.

 

Có thể thấy, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết T.Ư 5 (khoá VIII) đã tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của toàn xã hội về tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT - XH, giữ vững ANCT - TTATXH.

 

                                                                                           

                                                                               Đỗ Hà

 

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục