(HBĐT) - Ở tuổi 80, may còn minh mẫn, mắt còn sáng, tôi vẫn kiên trì, bền bì cầm bút, viết bài cho báo Đảng địa phương. Tôi thầm nghĩ, sau gần 40 năm dạy học, nay về nghỉ hưu có chút vốn liếng kiến thức, có ít kinh nghiệm thực tiễn nên tôi lại say sưa cầm bút viết, đóng góp tiếng nói của mình trong sự nghiệp lớn lao của tỉnh.

 

Thời Hòa Bình chưa nhập với Hà Tây thành tỉnh Hà Sơn Bình, tôi đã tham gia viết các mẩu tin ngắn phản ánh hoạt động của ngành giáo dục nhằm nêu lên những hoạt động dạy và học trong phong trào thi đua “Hai tốt”, điển hình Ngổ Luông, Thu Phong, Vĩnh Tiến… Một thời chiến tranh, trẻ em “đội mũ rơm đi học đường dài”, trường, lớp sơ tán. Thầy, cô vừa dạy học, vừa làm người chỉ huy, hướng dẫn học sinh xuống hầm hào khi có máy bay địch đến. Những mẩu tin ngắn được báo đăng lúc đó, bản thân thấy vui dù rằng chưa có báo biếu, chưa có nhuận bút. Nhớ một hôm họp ở một địa điểm sơ tán ở xóm Bái Yên, xã Dân Chủ (TPHB), đồng chí Trưởng Ty vỗ vai tôi (anh giáo trẻ mới ngoài 30 tuổi), động viên: “Cậu đưa tin lên báo thế là tốt, cố viết tin cung cấp cho báo Đảng, làm được như thế là cậu tuyên truyền cho ngành đấy”.

Sau tái lập tỉnh, tôi đã lớn tuổi, ngoài 50, gặp lại các anh: Bùi ỉnh, Tiến Thịnh, Lê Thưởng trên đồi 79 (khu chuyên gia cũ). Là những người quen lâu ngày gặp lại, các anh động viên tôi cầm bút viết tin, bài cho báo. Được lời, tôi lại vui vẻ, miệt mài viết, từ đó trở thành TTV thâm niên cho đến ngày nay. Bây giờ nghỉ hưu, còn sức khoẻ, có thời gian tôi lại vẫn cầm bút viết bài với nhiều thể loại: chính luận, truyện ngắn, tản văn, chuyện đời thường… nhưng chuyện đời thường đã gắn bó với tôi và được bạn bè đón nhận.

 

Viết báo bây giờ đã khác, chế độ báo biếu, nhuận bút đầy đủ nhưng cái lơn hơn là bài được đăng, thỉnh thoảng được gặp các đồng chí lãnh đạo Ban Biên tập động viên: “ông có bài gửi đều để đăng là chúng tôi biết ông còn khỏe, thế là chúng tôi mừng. Mừng cho ông và mừng cho chúng  tôi có một TTV thâm niên vẫn miệt mài với báo Đảng địa phương”. Lời các đồng chí chân tình, chan chứa nghĩa tình đã kịp thời động viên TTV chúng tôi tiếp tục say sưa cầm bút đến lúc nào sức khỏe không cho phép nữa mới cam chịu.

 

                                                                     Văn Song (T.T.V)

 

Các tin khác


Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục