Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ cùng lãnh đạo một số huyện và các sở, ngành với CCB và thân nhân Trung đoàn Tây Tiến.

Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh uỷ cùng lãnh đạo một số huyện và các sở, ngành với CCB và thân nhân Trung đoàn Tây Tiến.

(HBĐT) - Ngày 23/8, BTV Tỉnh ủy đã tổ chức Hội thảo khoa học lịch sử “Bộ đội Tây Tiến với tỉnh Hòa Bình”. Dự hội thảo có đại diện Viện Lịch sử Đảng, Ban Liên lạc CCB và thân nhân Trung đoàn 52 Tây Tiến; lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Văn phòng Tỉnh ủy; các Sở VH-TT&DL, GD&ĐT, Bộ CHQS tỉnh, Hội CCB, Hội Sử học, Tỉnh Đoàn thanh niên; Thường trực Huyện ủy Lạc Sơn, Mai Châu... Đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy dự và chủ trì hội thảo.

 

Xác định tầm quan trọng đặc biệt của địa bàn chiến lược vùng Tây Bắc, ngày 27/2/1947, T.Ư Đảng quyết định thành lập Trung đoàn Tây Tiến, sau đổi tên thành Trung đoàn 52. Trung đoàn 52 Tây Tiến là đơn vị chủ lực nòng cốt của Mặt trận miền Tây. Phương thức hoạt động chủ yếu của LLVT Tây Tiến là vừa tác chiến, vừa tuyên truyền vận động quần chúng và địch vận; phá tan âm mưu của địch là chiếm giữ vùng cao để khống chế, làm bàn đạp tấn công miền xuôi; giúp đỡ địa phương đẩy mạnh kháng chiến và làm nhiệm vụ quốc tế giúp nước bạn Lào. Buổi đầu thành lập, Trung đoàn đứng chân trên địa bàn huyện Mai Châu. Mùa thu năm 1947, Trung đoàn chuyển dần về đứng chân ở vùng Tây Nam của tỉnh, tập trung ở khu vực Chiềng Vang, Chiềng Vó, huyện Lạc Sơn để củng cố, huấn luyện, giúp đỡ lực lượng vũ trang địa phương đánh địch. Trong năm 1948 và đầu năm 1949, các tiểu đoàn, đại đội của Trung đoàn 52 đã tích cực tham gia phối hợp đánh địch trên chiến trường của các tỉnh Hòa Bình, Ninh Bình, Hà Nam. Tháng 6/1949, Trung đoàn 52 Tây Tiến đổi tên thành Trung đoàn 12 thuộc Liên khu III. Cuối tháng 11/1949, Bộ Tổng tư lệnh quyết định mở chiến dịch Lê Lợi tiến công địch ở mặt trận Hòa Bình. Tại đây, Trung đoàn đã phối hợp với các đơn vị bạn và LLVT địa phương đánh địch ở châu Lạc Sơn, TX Hòa Bình... góp phần vào thắng lợi của chiến dịch, giải phóng một bộ phận quan trọng đất đai và dân cư của tỉnh. Ngày 17/1/1950, Bộ Tổng chỉ huy quân đội quốc gia và quân dân Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1.128/TCH, trong đó Ban chỉ huy Trung đoàn 12 và một số phân đội chuyển thành Tỉnh đội Hòa Bình.

 

Ghi nhận những cống hiến của Trung đoàn 52 Tây Tiến, 66 năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh ta luôn quan tâm có nhiều hoạt động tri ân thiết thực  như: thường xuyên thăm hỏi, tặng quà, giao lưu với BLL CCB Tây Tiến; xây dựng Đài tưởng niệm liệt sỹ Tây Tiến ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn); xây dựng nhà bia Tây Tiến ở huyện Mai Châu; đặt tên đường Tây Tiến ở TP Hòa Bình; Công nhận xếp hạng di tích cấp tỉnh nơi ghi dấu lịch sử Trung đoàn 52 Tây Tiến tại xóm Trang, xã Thượng Cốc...

 

Để thể hiện tình cảm đặc biệt với Đảng bộ và nhân dân tỉnh ta, năm 2012, CCB và thân nhân Trung đoàn 52 Tây Tiến đã hiến tặng cho tỉnh hơn 300 kỷ vật, tư liệu lần đầu tiên công bố, có ý nghĩa sâu sắc giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.

 

Tại hội thảo, bằng những cứ liệu khoa học, nguồn sử liệu quy giá, các CCB Tây Tiến đã tập trung tham luận, khẳng định và làm rõ thêm những đóng góp của Trung đoàn 52 Tây Tiến với phong trào cách mạng của tỉnh cũng như sự giúp đỡ, đùm bọc, chia sẻ của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh ta với bộ đội Tây Tiến. Khẳng định và tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa của những tư liệu, kỷ vật của Bộ đội Tây Tiến, góp phần vào công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho CB, ĐV và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp để phát huy giá trị lịch sử, văn hóa, giáo dục truyền thống của tư liệu, kỷ vật Tây Tiến của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc tỉnh, góp phần xác định được tiềm năng khai thác tuyến “Du lịch văn hóa lịch sử- về cội nguồn nhớ Tây Tiến” theo con đường của bộ đội Tây Tiến năm xưa từ Hà Nội đi Sầm Nưa tỉnh Hủa Phăn (nước Lào) qua Hòa Bình - Mộc Châu - Sơn La.

 

Tại hội thảo, các CCB và các thân nhân Trung đoàn 52 Tây Tiến đã hiến tặng nhiều kỷ vật quý giá cho tỉnh đã đưa về trưng bày, lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh.

Phát biểu kết luận buổi hội thảo, đồng chí Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Thông qua hội thảo đã cung cấp nhiều tư liệu, sự kiện quý báu tiếp tục khẳng định và tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa của những tư liệu, sự kiện lịch sử, kỷ vật của bộ đội Tây Tiến đối với đất nước nói chung và địa phương nói riêng. Theo đó, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ yêu cầu: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tập hợp các bài viết, ý kiến tham luận tại hội thảo để biên soạn cuốn Kỷ yếu khoa học lịch sử “Bộ đội Tây Tiến với tỉnh Hòa Bình”; Các ngành chức năng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ VH-TT&DL công nhận di tích lịch sử bộ đội Tây Tiến ở xã Thượng Cốc (Lạc Sơn) là di tích lịch sử cấp quốc gia. Đồng thời nghiên cứu lập dự án khai thác tiềm năng tuyến “Du lịch văn hóa lịch sử - về cội nguồn nhớ Tây Tiến” và đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng “Đài tưởng niệm Tây Tiến” theo chủ trương, kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt; Tăng cường tuyên truyền giáo dục cho CB, ĐV và nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhận thức rõ hơn về sự đóng góp to lớn của Trung đoàn 52 Tây Tiến đối với phong trào cách mạng của tỉnh cũng như tình cảm của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc trong tỉnh với bộ đội Tây Tiến. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp thu những ý kiến đề xuất của CCB Tây Tiến, giao các cơ quan chuyên môn xem xét, giải quyết phù hợp.

 

                                                                    Hoàng Nga

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục