(HBĐT) - Trong khí trời se lạnh, đi trên đường phố, phảng phất mùi hương hoa sữa đặc trưng trong đêm thu. Ai đó chưa quen mùi hương này, ngửi thấy hăng hắc nhưng quen rồi lại thân thương và quyến rũ. Đêm về của những ngày chớm thu, lòng người dừng như cũng dịu dàng hơn trong bao nỗi nhớ. Khi hương hoa sữa tỏa thơm cũng là kỷ niệm của tuổi học trò bừng dậy. Mùa hè, màu hoa phượng đỏ, bằng lăng tím, thứ hoa có sắc mà không hương qua đi. Mùa thu đến cũng là mùa tựu trường, bao chàng trai, cô gái và em thơ lại phấn khởi đến trường trong cái se lạnh.

 

Đêm về, hoa sữa phảng phất ai đó đang mải miết bước bỗng dừng lại ngó nghiêng xung quanh, tìm kiếm một mùi hương thơm mùa thu quen thuộc. Về đây, những cây hoa sữa trên những đường phố mới dưới ánh đèn cao áp tỏa sáng hay nép mình trong những ngõ phố khiêm nhường, từng chùm hoa nhỏ màu trắng giấu mình trong tán lá lưa thưa như  ướp hương thơm cho cả con phố. Những dãy phố bên dòng sông, mùi hương lan tỏa theo làn nước xanh trong, mang đầy cả dư vị mùa thu.

 

Mùa thu, hương hoa sữa nồng nàn bay theo gió phảng phất trong không gian, tuổi trẻ lãng mạn, luyến tiếc chia xa khi rời mái trường để cất cánh đến những phương trời mới đầy tương lai hứa hẹn. Đâu đó cũng có những lời hẹn hò lỡ dở, buông mái tóc thơm bên bờ vai mạnh mẽ và nụ cười e ấp. Thu về, mùi hoa sữa mang về những hoài niệm của một quá khứ oai hùng, ngày của mùa thu cách mạng. Mùa thu ấy chưa có mùi hoa sữa nhưng dân dã hơn là mùi hoa dẻ, quả bưởi, quả thị thân quen của vùng quê lam lũ. Một mùa thu tháng tám, từ ngỡ ngàng đến tự hào của một dân tộc mà nhà thơ Tố Hữu đã thốt lên:

...“Ngực lép bốn nghìn năm

Hôm nay cơn gió mạnh

Thổi bừng lên, tim bỗng hóa mặt trời...”

Mùa thu, cả dân tộc đứng lên, hân hoan trong tiếng trống, tiếng cồng, tiếng tù và, phơi phới ánh cờ đỏ sao vàng trong sắc thu. Tất cả như còn nguyên vẹn trong tiếng lòng rung động.

Đêm thu, rảnh rang ra ngồi quán nước bên sông, ánh trăng thu chênh chếch trên ngọn đồi đang soi mình xuống dòng nước mà thưởng thức hương vị hoa sữa mùa thu.

Dưới ánh trăng thu thơ mộng của  đôi trai gái chia tay ngày mai lên đường làm nghĩa vụ. Tôi lại sực nhớ câu thơ của nhà thơ Thái Can trong thi nhân Việt Nam:

Ta về nhặt lấy hoa thu rụng

Đang giữ bên lòng nỗi nhớ thương.

Gió đêm thu về se lạnh, phảng phất hoa sữa, bịn rịn của lòng người ra đi và tình người ở lại, mái tóc nghiêng vào bờ vai, gió rì rào mùi hoa sữa đưa về làm nặng tình của người đi, người ở. Tay trong tay, ước gì gửi cho anh ngày lên đường một chùm hoa sữa, gói trong chiếc khăn tay thì tất cả niềm tin và hy vọng vẫn ngọt ngào như mùi hoa vậy.

 

Mùa thu về, hương hoa sữa tỏa ngát phố phường. Mùi thơm của hoa, sự tĩnh lặng yên bình của thành phố trẻ miền núi sao mà thân thương, quen thuộc làm xao động lòng người. Mùi hoa sữa, mùi hương hơi lạ mà quen, có đi đâu xa lại nhớ da diết.

Ngay cả trong đêm nay, hoa sữa đang giấu mình trong từng hạt mưa tí tách vọng đâu xa mà gần tiếng hát: Hoa sữa vẫn ngọt ngào đầu phố đêm đêm/ Có lẽ nào anh lại quên em...

Tiếng hát lại nhắc ta về một mùa thu thoang thoảng hương hoa sữa.

 

 

 

                                                                             Văn Song

 

 

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục