Biểu diễn hát Xoan trong lễ hội cổ truyền ở Phú Thọ

Biểu diễn hát Xoan trong lễ hội cổ truyền ở Phú Thọ

Về Phú Thọ hôm nay, nhất là vào những ngày gần kề giỗ Tổ, sẽ bắt gặp hình ảnh quen thuộc nơi bến nước, sân đình, gốc đa, các "Trùm Xoan" tay cầm trống, tay cầm phách đang mải mê truyền dạy những khúc Xoan mộc mạc, thân tình cho thế hệ trẻ. Bằng tình yêu đối với loại hình nghệ thuật dân gian này, người dân đất Tổ đang nỗ lực lưu giữ, trao truyền di sản vô giá của dân tộc.

 

Cách đây hai năm, hát Xoan của vùng đất Tổ đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại. Tuy nhiên, khi đón nhận niềm vui được vinh danh di sản cũng là lúc Xoan phải đối mặt với nguy cơ mai một bởi đây là loại hình diễn xướng khó nghiên cứu và truyền dạy. Ðã thế, lực lượng nghệ nhân, những "báu vật nhân văn sống" của Xoan chỉ đếm được trên đầu ngón tay, chưa kể đến sự lấn át của các loại hình giải trí khác. Ở thời điểm hát Xoan vừa được công nhận là di sản, cả tỉnh Phú Thọ chỉ còn 69 nghệ nhân hát Xoan (từ 60 tuổi trở lên), nhưng chỉ có 49 người biết hát, có 81 người tham gia các phường Xoan, nhưng chỉ có tám nghệ nhân còn khả năng trình diễn, truyền dạy, và phần lớn những nghệ nhân ấy đã ở cái tuổi "xưa nay hiếm". Trong số 30 di tích hát Xoan, cũng chỉ còn lại 13 di tích được bảo tồn, hai di tích đã xuống cấp, 15 di tích đã bị mất hoàn toàn.

Khó khăn chồng chất khó khăn, những tưởng sẽ thật khó để vực dậy một loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền. Nhưng sau hơn hai năm, kể từ khi Xoan được công nhận di sản, lối hát cửa đình được liệt vào hàng "phải bảo vệ khẩn cấp" này đã có nhiều khởi sắc. Tỉnh Phú Thọ đã nỗ lực triển khai nhiều biện pháp để vừa bảo tồn, vừa truyền dạy, kết hợp thực hành hát Xoan cho những người trẻ, tạo sức lan tỏa sâu rộng và bền vững. Giờ đây, về miền đất Tổ Hùng Vương, sẽ thấy những làn điệu Xoan mộc mạc, gần gũi không chỉ được cất lên ở những phường Xoan, trong những cuộc thi hay sinh hoạt văn hóa, mà còn lan tỏa vi vút trong không gian của sân đình, đồng ruộng, thậm chí ở cả trong các trường phổ thông. Ðược biết, ngay từ khi xây dựng hồ sơ hát Xoan, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã có kế hoạch mở các lớp truyền dạy hát Xoan cho các lớp nghệ nhân kế cận và các lớp hát Xoan trong cộng đồng. Mô hình các lớp học hát Xoan càng lúc càng được nhân rộng khắp toàn tỉnh, với số lượng học viên ngày càng đông, rải đều các lứa tuổi từ già đến trẻ.

Qua điều tra, khảo sát, Phòng Giáo dục và Ðào tạo tỉnh Phú Thọ đã đưa các làn điệu Xoan vào chương trình giảng dạy tại các trường phổ thông, triển khai kế hoạch mở các lớp tập huấn, trang bị kiến thức về hát Xoan cho các giáo viên âm nhạc của các trường, từ đó xây dựng chương trình dạy hát Xoan phù hợp theo từng cấp học. Nhiều cuộc tọa đàm, thi và giao lưu hát Xoan của học sinh các trường được tổ chức, nhằm nâng cao sự hiểu biết và tình yêu với Xoan cho thế hệ trẻ; kịp thời phát hiện, bồi dưỡng những em có khả năng. Ðến nay, tất cả các trường tiểu học, hơn 200 trường THCS và hơn 40 trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã triển khai việc dạy hát Xoan. Gần đây nhất là Liên hoan hát Xoan thanh thiếu nhi lần thứ nhất năm 2014 vừa được tổ chức thành công đầu tháng 4 vừa qua tại TP Việt Trì với sự tham gia của hơn 40 diễn viên từ 6 đến 18 tuổi, cho thấy việc đưa Xoan đến với giới trẻ đã bước đầu thu được kết quả khả quan.

Tuy nhiên, để sức sống của hát Xoan lan tỏa sâu rộng và để "vốn cổ" này của cha ông được bảo tồn, phát triển bền vững, vẫn cần phải có một chiến lược tổng thể với những biện pháp dài hơi và một quyết tâm thực hiện triệt để. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Thọ đã xây dựng Ðề án "Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại - hát Xoan Phú Thọ giai đoạn 2013-2015" và được Chính phủ phê duyệt với nguồn vốn lên tới 165 tỷ đồng. Theo đó, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác đào tạo các lớp nghệ nhân kế cận và truyền dạy hát Xoan trong cộng đồng, tỉnh sẽ tăng cường nghiên cứu, kiểm kê và tư liệu hóa các bài hát Xoan, nhất là các làn điệu Xoan cổ; thành lập Trung tâm Bảo tồn và Phát huy giá trị Di sản văn hóa phi vật thể hát Xoan gắn với tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng để tôn vinh, quảng bá những giá trị của hát Xoan tới bạn bè trong nước, quốc tế. Tỉnh cũng sẽ tập trung đầu tư, tu bổ các di tích hát Xoan, hỗ trợ chống xuống cấp di tích, phấn đấu đến năm 2015 đưa hát Xoan Phú Thọ ra khỏi danh sách Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp, trở thành Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cũng theo đó, đến năm 2020, các lễ hội, tục hát Xoan truyền thống sẽ được khôi phục, nâng tỷ lệ thanh thiếu niên, nhi đồng biết hát Xoan ở các phường Xoan gốc của tỉnh lên 70%.

Với quyết tâm và biện pháp cụ thể, những làn điệu Xoan bình dị đã và đang được tiếp thêm sức sống và hy vọng sẽ phát huy các giá trị một cách bền vững.

 

                                                                      Theo Báo ND

 

 

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục