Huyện Lạc thủy hiện có 16 đội thông tin, trong đó có 1 đội thông tin lưu động của huyện và 15 đội của cấp xã, thị trấn. Ảnh: Đội văn nghệ KDC thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) biểu diễn văn nghệ trong ngày hội ĐĐK toàn dân tộc năm 2013.

Huyện Lạc thủy hiện có 16 đội thông tin, trong đó có 1 đội thông tin lưu động của huyện và 15 đội của cấp xã, thị trấn. Ảnh: Đội văn nghệ KDC thôn Thung Trâm, xã Hưng Thi (Lạc Thủy) biểu diễn văn nghệ trong ngày hội ĐĐK toàn dân tộc năm 2013.

(HBĐT) - Trong những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở huyện Lạc Thủy đã thực sự đi vào cuộc sống, trở thành phong trào thi đua yêu nước rộng lớn của nhân dân và ngày càng phát triển mạnh mẽ. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, nhân dân về trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa được nâng lên. Nhiều giá trị văn hóa, các quy định pháp luật, quy chế hoạt động, thực hiện nếp sống văn minh ngày càng thâm nhập sâu vào đời sống, góp phần quan trọng tạo môi trường sống lành mạnh cho cộng đồng dân cư, cho gia đình và mỗi cá nhân.

 

Triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, nhất là phong trào xây dựng làng, khu phố văn hoá, gia đình văn hoá, những năm qua, huyện Lạc Thủy đã đẩy mạnh tuyên truyền mục đích, ý nghĩa và nội dung của phong trào đến các ban, ngành, đoàn thể, xã, thị trấn và nhân dân. Thường xuyên kiểm tra chất lượng xây dựng đời sống văn hóa ở các xã, thị trấn và một số cơ quan, đơn vị. Hàng năm đều sơ kết, đánh giá phong trào, qua đó kịp thời biểu dương, nhân rộng những tập thể, cá nhân có thành tích, cách làm hay, việc làm mới trong xây dựng đời sống văn hóa, đồng thời khắc phục hạn chế nảy sinh. Nhờ vậy phong trào đã không ngừng phát triển, nâng cao về chất lượng, đem lại hiệu quả thiết thực, được đông đảo nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Nhiều phong tục, tập quán tốt đẹp, các giá trị văn hoá truyền thống được bảo tồn, phát huy, quan hệ gia đình, làng xóm ngày càng gắn bó. Bên cạnh đó, việc hoàn thiện thiết chế văn hoá ở địa phương, đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động văn hoá cũng được các tổ chức, cá nhân ủng hộ, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các tầng lớp nhân dân, hoàn thiện hơn các thiết chế văn hoá trên địa bàn toàn huyện. Từ đó, phong trào đã tạo được sức lan toả, thấm sâu vào từng gia đình và toàn xã hội, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức, hành động của mỗi người dân.

 

Là một trong những thôn điển hình có bề dày thành tích gần 10 năm được công nhận làng văn hóa, những năm qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở thôn Bưa Cú, xã Cố Nghĩa đã phát triển mạnh mẽ, sâu rộng, qua đó khơi dậy niềm tin, sự thi đua sáng tạo trong cộng đồng dân cư, phát huy vai trò tự quản, ý thức chủ động, tích cực của cộng đồng. Đặc biệt là ý thức tự giác, tinh thần tương thân, tương ái, giúp nhau phát triển kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt. Toàn thôn có 70 hộ với 289 khẩu (trong đó, 90% hộ là sản xuất nông nghiệp), nhân dân trong thôn luôn xác định xây dựng đời sống văn hoá là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu để phát triển KT-XH, xoá đói - giảm nghèo. Thôn đã xây dựng hương ước, quy ước văn hoá, nội dung dễ hiểu để người dân thực hiện. Mọi người, mọi nhà đều phấn đấu thi đua xây dựng gia đình, dòng họ văn hoá. Nhờ vậy, nhiều năm qua, diện mạo kinh tế ở thôn Bưa Cú không ngừng  thay đổi. Đến nay, thu nhập bình quân đạt 25 triệu đồng/ người/năm, 70% hộ có kinh tế khá, giàu, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 30%, toàn thôn không còn hộ đói.  Hàng năm, số gia đình trong thôn đăng ký đạt tiêu chuẩn văn hoá ngày càng tăng, ngay từ đầu năm, các hộ gia đình đã đăng ký đạt gia đình văn hoá. Nếp sống gia phong, quan hệ cộng đồng dân cư ngày càng gắn bó chặt chẽ, thực sự trở thành nền tảng vững chắc để phát triển vững chắc KT-XH. Điều đó đã được chứng minh bằng nhiều năm qua trong thôn không có tệ nạn xã hội; 100% hộ trong thôn thực hiện tốt nếp sống văn hoá trong việc cưới, việc tang (trên địa bàn không xảy ra hiện tượng truyền bá văn hóa phẩm mê tín, dị đoan); 100% hộ dân có công trình hợp vệ sinh... Phong trào văn hoá - văn nghệ, TD-TT trong thôn diễn ra sôi nổi. Thôn có đội văn nghệ quần chúng, CLB TD-TT hoạt động đều đặn, hiệu quả. Việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc luôn được coi trọng, các hình thức sinh hoạt văn hoá như trang phục dân tộc, các trò chơi dân gian, môn thể thao dân tộc thường xuyên được duy trì trong các ngày lễ, tết tạo không khí vui tươi, phấn khởi, đoàn kết trong KDC.

 

Theo thống kê của Phòng VH-TT, năm 2013, toàn huyện có 12.616 hộ gia đình văn hoá (đạt 78%); 84 thôn xóm, khu phố được công nhận làng văn hoá, khu phố văn hoá (đạt 59,1%); số cơ quan, đơn vị đạt văn hóa đạt 82,8% và 37 trường học đạt văn hóa (đạt 80,2%). Qua thực tế cho thấy, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở Lạc Thủy ngày càng phát triển sâu rộng và đi vào thực chất hơn; các bước triển khai, xây dựng được thực hiện chặt chẽ và chất lượng. Phát huy kết quả đạt được, trong những năm tới, huyện Lạc Thủy tiếp tục bám sát nội dung Nghị quyết T.ư 7 (khóa X) về gắn việc xây dựng làng văn hóa với phát triển nông thôn, nông nghiệp và nông dân, góp phần phát huy các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, xây dựng môi trường văn hoá sạch - đẹp - an toàn, tạo sự phát triển bền vững trên các lĩnh vực KT-XH, QP-AN góp phần thực hiện tốt mục tiêu mà Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra.

 

 

                                                                      

                                                                           Hoàng Huy

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục