Bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của đời sống người Mường, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nghiên cứu.

Bản Giang Mỗ, xã Bình Thanh (Cao Phong) lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của đời sống người Mường, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước đến thăm quan, nghiên cứu.

(HBĐT) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 296 di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh được quản lý, bảo vệ, trong đó có 46 di tích cấp quốc gia và 25 di tích cấp tỉnh đang được tu bổ, tôn tạo và từng bước phát huy giá trị...

 

Với những tiềm năng, lợi thế sẵn có, du lịch Hòa Bình đã và đang thu hút các nhà đầu tư xây dựng những sản phẩm du lịch mang đặc trưng hấp dẫn du khách như: loại hình du lịch văn hóa cộng đồng gắn du lịch sinh thái tại các điểm trên khu vực hồ Hòa Bình; các điểm bản Lác, Pom Coọng, Văn..., người dân tộc Thái huyện Mai Châu; bản Giang Mỗ, xóm ải... người dân tộc Mường huyện Cao Phong, Tân Lạc; xã Hang Kia, Pà Cò người dân tộc Mông huyện Mai Châu; các khu rừng đặc dụng Pu Canh (Đà Bắc), Ngọc Sơn - Ngổ Luông, Lạc Sơn - Tân Lạc, Thượng Tiến, huyện Kim Bôi... Loại hình du lịch tâm linh tại các lễ hội, các điểm di tích lịch sử văn hóa ở Lạc Thủy, Cao Phong, Đà Bắc và TPHB. Loại hình du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh tại khu du lịch suối khoáng Kim Bôi, mỏ nước nóng huyện Lạc Sơn. Loại hình du lịch thể thao giải trí tại sân gôn Phượng Hoàng, huyện Lương Sơn; thể thao dù lượn tại xã Ngọc Sơn huyện Lạc Sơn, leo núi bơi thuyền hồ Hòa Bình; đi bộ, xe đạp tại TPHB. Trong đó có nhiều điểm du lịch từ lâu đã để lại ấn tượng trong lòng du khách như đến TPHB, du khách có thể thăm quan công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình với 8 tổ máy được đặt trong lòng núi ngày đêm hoạt động cung cấp nguồn điện cho mọi miền Tổ quốc. Sự hoành tráng của đập ngăn sông và sự mênh mông của lòng hồ mang đến cho du khách cảm giác thật đặc biệt. Bước lên khu tượng Bác Hồ, du khách có thể phóng tầm nhìn toàn cảnh công trình Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, TPHB đang từng ngày phát triển và chiêm ngưỡng sự hùng vĩ của đất trời nơi đây. Đến hồ Hòa Bình với chiều dài 70 km, trải rộng trên địa bàn 17 xã của 5 huyện, thành phố được hình thành sau khi có công trình thủy điện Hòa Bình. Với phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, thơ mộng sẽ mang đến cho du khách những giây phút nghỉ ngơi, thư giãn, thưởng ngoạn khó quên. Nơi đây được ví như một Hạ Long thu nhỏ, phù hợp với các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí cao cấp, nghỉ dưỡng cuối tuần. Theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, khu vực hồ Hòa Bình là điểm có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia. Tạm biệt quần thể du lịch vùng hồ Hòa Bình, du khách sẽ đến với bản Mường Giang Mỗ huyện Cao Phong gần như nguyên sơ với hơn 100 nếp nhà sàn Mường nằm nép mình dưới chân núi xen lẫn trong khu ruộng bậc thang. Nơi đây còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của đời sống người Mường Hòa Bình. Đến bản Mường Giang Mỗ, du khách không chỉ được thăm quan, trực tiếp tìm hiểu cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, tập quán lao động sản xuất của người Mường mà còn có thể trực tiếp trải nghiệm cuộc sống ấy. Ngược dốc Cun, qua đèo Thung Khe, thung lũng Mai Châu lại mang đến cho du khách những cảm nhận mới về một vùng khí hậu, một vùng văn hóa đặc trưng của dân tộc Thái với thiên nhiên hùng vĩ, cảnh sắc kỳ thú, vẻ đẹp nên thơ của miền sơn cước. Du khách sẽ tham gia các tour, tuyến du lịch văn hóa Thái, du lịch xanh lý thú. Điểm hấp dẫn khi du khách khi đến với Mai Châu là thăm quan các bản người Thái lâu đời, các điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng như bản Lác, bản Văn, bản Pom Coọng. Thăm quan những nếp nhà sàn cao ráo với những thiếu nữ Thái duyên dáng bên khung cửi, dệt nên những tấm thổ cẩm với hoa văn tinh tế, thưởng thức những điệu múa Thái say đắm lòng người hay tham gia những điệu múa sạp uyển chuyển, khéo léo cùng các thiếu nữ xinh đẹp... Để những chuyến đi của du khách thực sự thoải mái, Hòa Bình có hệ thống khách sạn, nhà hàng, cơ sở lưu trú rộng khắp với nhiều loại hình hứa hẹn mang đến sự hài lòng cho du khách. Hiện, trên địa bàn tỉnh đã có 258 cơ sở lưu trú du lịch, trong đó có 25 khách sạn, 175 nhà nghỉ và 103 nhà nghỉ nhà sàn tại các điểm du lịch cộng đồng với hơn 2.298 buồng, đáp ứng nhu cầu du lịch và phục vụ các sự kiện diễn ra trong tỉnh. Nguồn nhân lực tham gia trong lĩnh vực kinh doanh du lịch có trên 1.400 người...

 

Đồng chí Đặng Tuấn Hùng, Trưởng phòng Nghiệp vụ Du lịch (Sở VH-TT&DL khẳng định: Với những tiềm năng lợi thế về phát triển du lịch thiên nhiên đã ban tặng và truyền thống lịch sử lâu đời của nền Văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Cùng với quy hoạch phát triển du lịch có chiều sâu và tầm nhìn chiến lược, tỉnh đang dành nhiều ưu đãi cho đầu tư phát triển du lịch với nhiều dịch vụ, sản phẩm du lịch chất lượng. Hoà Bình là một điểm đến hấp dẫn để trải nghiệm lý tưởng cho du khách trong nước và quốc tế. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2014, tổng lượt khách thăm quan du lịch đến với tỉnh ước đạt 1,1 triệu lượt, so với cùng kỳ năm trước tăng 22,3%, đạt 55% kế hoạch năm. Trong đó, khách quốc tế 94.000 lượt, khách nội địa 1.006.000 lượt. Thu nhập du lịch ước đạt 370 tỷ đồng, đạt 52,9% kế hoạch năm. Trong những ngày này, cán bộ, nhân viên ngành Du lịch Hòa Bình đang tích cực tuyên truyền, quảng bá du lịch Hòa Bình thanh bình, thân thiện, an toàn, mến khách và phát động chương trình nhằm kích cầu du lịch nội địa với chủ đề Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam nhân kỷ niệm 54 năm ngày truyền thống của ngành Du lịch Việt Nam 9/7.

                                                                      

 

                                                                      Hương Lan

 

 

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục