Nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Lai trân trọng giữ gìn những tấm ảnh độc quyền ông chụp công trình Thủy điện Hòa Bình trong suốt 15 năm xây dựng.

Nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Lai trân trọng giữ gìn những tấm ảnh độc quyền ông chụp công trình Thủy điện Hòa Bình trong suốt 15 năm xây dựng.

(HBĐT) - Ngày ngăn sông Đà đợt I. Ngày nổ mìn phá đê quai hạ lưu. Ngày khởi động tổ máy số 1. Ngày vận hành trạm 500 KV đầu nguồn. Lễ khánh thành Nhà máy Thủy điện Hòa Bình... Trong suốt 15 năm xây dựng công trình Thủy điện Hòa Bình, từng sự kiện dù lớn hay nhỏ đều được ghi lại bằng những tấm ảnh chân thực, sống động và chính xác như thước phim tài liệu. Trong 15 năm, đã có hàng chục nghìn tấm ảnh ghi lại hàng chục nghìn khoảnh khắc đáng nhớ. Đó thực sự là một cuốn “nhật ký hình ảnh” vô giá về công trình Thủy điện Hòa Bình. Cuốn nhật ký có một không hai được ghi lại bởi một người duy nhất: nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Lai.

 

Lúc bấy giờ, đó là may mắn, đồng thời là vinh dự lớn đối với một cán bộ Đoàn trẻ tuổi như Hoàng Lai. Tháng 10/1982, công trường xây dựng Nhà máy Thủy điện Hòa Bình chính thức được mang tên công trường Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Chàng trai 32 tuổi Hoàng Lai hồi hộp cầm trên tay chiếc máy ảnh do Tổng Công ty Xây dựng thủy điện Sông Đà cung cấp để thực hiện nhiệm vụ. Chưa từng có kinh nghiệm nên bàn tay lóng ngóng những cú bấm máy đầu tiên. Những bức ảnh đó khuôn hình không chặt, đường nét nhạt nhòa, ý tứ lộn xộn. Nhưng càng chụp càng say, vừa chụp, vừa lần mò tự học, chiếc máy ảnh dần trở nên quen thuộc với Hoàng Lai như người bạn tri ân, tri kỷ. 

 

Trong quá trình xây dựng, những người thợ sông Đà đã thực hiện một khối lượng công việc đồ sộ: hàng trăm ngàn  m2 nhà xưởng, đào đất, đá 10 triệu m3, đào hầm 16.000 m dài, đắp đập 20 triệu  m3, 1,5 triệu m3 bê tông, kết cấu thép 85.000 tấn... Những chiến dịch lớn liên tiếp được triển khai và hoàn thành với tiến độ đáng kinh ngạc, từ lấp sông, chống lũ đến phát điện lần lượt 8 tổ máy. Chiếc máy ảnh trong tay Hoàng Lai cứ thế rạo rực ghi lại không biết mệt mỏi những khoảnh khắc “vàng” trên công trường đầy bụi. Hơn 4.000 ngày thi công Nhà máy thủy điện Hòa Bình, hàng chục nghìn bức ảnh đã được Hoàng Lai chụp một cách say mê và cống hiến. Nếu ghép chúng thành một cuốn nhật ký hình ảnh chắc chắn sẽ là một cuốn nhật ký vô giá mà trong đó, những dấu mốc quan trọng về quá trình xây dựng Thủy điện Hòa Bình được nhiếp ảnh thể hiện một cách sống động và đầy thuyết phục.

 

“Tôi say sưa ghi lại tất cả những diễn biến quan trọng trên công trường từ ngày khởi công đến khi hoàn thành” - nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Lai chia sẻ - “Tính chất công việc đòi hỏi tôi phải bám sát từng diễn biến trên công trường, ghi lại những khoảnh khắc đời thường nhất. Đó vừa là nhiệm vụ, vừa là niềm đam mê”.

 

Quả thật, phải đam mê nhiều lắm con người ta mới có thể lao động với tần suất cao đến thế. Vào độ tuổi sung sức nhất trong cuộc đời, Hoàng Lai đã đặt trọn vẹn tâm huyết vào hàng chục nghìn bức ảnh ghi lại những khoảnh khắc ấn tượng nhất trên công trường xây dựng Thủy điện Hòa Bình. Những tấm ảnh kèm theo thông tin ngắn gọn của Hoàng Lai xuất hiện khá dày đặc trên các mặt Báo Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân khoảng thập niên 1983 - 1993. Những tấm ảnh: Thành công đợt đầu khoan phun xi măng vào thân đập; đập tràn Nhà máy Thủy điện Hòa Bình khởi động đón lũ an toàn trong đêm đón lũ đầu tiên; các chuyên gia Liên Xô làm việc hết sức mình trên công trường Thủy điện Hòa Bình; phân xưởng bê tông đã sản xuất 2.000 m2 bê tông/ngày để phục vụ các hạng mục công trình trọng điểm trong chiến dịch thi đua chuẩn bị ngăn sông Đà đợt II; tấm gương lao động sáng tạo của kỹ sư Vì Việt Dũng - đoàn viên TNCS Xí nghiệp Thủy công 3... Để có được những tấm ảnh chân thực và sống động đến thế, Hoàng Lai đã tác nghiệp trên công trường như một phóng viên chiến trường thực thụ. Guồng quay gấp gáp của công trường khiến người “viết nhật ký bằng ảnh” như ông bận rộn với liên tiếp hình ảnh và thông tin. Từng hạng mục được thi công đến đâu, chất lượng thế nào, các thông số kỹ thuật, hoạt động của con người trong từng ngày... Làm việc bất kể ngày đêm với chiếc máy ảnh thường trực trên tay, niềm đam mê với nhiếp ảnh đã ngấm vào máu ông từ lúc nào không biết.

 

“Đó là 15 năm ý nghĩa nhất trong cuộc đời tôi” - nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Lai tâm sự. Nếu được giao trọng trách là người chụp ảnh độc quyền cho một công trình thế kỷ vĩ đại như công trình Thủy điện Hòa Bình ắt hẳn ai cũng cảm thấy như ông: đầy tự hào và thấy mình thật may mắn!

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Về Mai Châu “mùa thơm nếp xôi”

Mai Châu là một địa điểm thú vị, không quá khó để đến và cũng không quá xa cho những kỳ nghỉ ngắn ngày. Chuẩn bị hành trang, ta về với Mai Châu - miền quê với "mùi thơm nếp xôi" đã đi vào thi ca.

Mãn nhãn với màn pháo hoa mừng ngày thống nhất đất nước

Tối 30/4, hàng nghìn người dân đổ về trung tâm TP Hồ Chí Minh để vui chơi và xem màn bắn pháo hoa mừng 49 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024).

Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục