Trong

 “biển người” về dự lễ hội Khai hạ 

Mường Bi 

năm 2015 có sự góp mặt của không ít công chức, viên chức.

Trong “biển người” về dự lễ hội Khai hạ Mường Bi năm 2015 có sự góp mặt của không ít công chức, viên chức.

(HBĐT) - “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, câu nói ấy được đúc rút từ trong dân gian và đã được dân gian kiểm nghiệm sâu sắc. Tuy nhiên, soi vào cuộc sống thời hiện đại, câu nói này lại có vẻ hợp hơn với giới công chức, viên chức (CC,VC) vì không ít người trong số đó có thời gian, điều kiện và cảm hứng nối dài “tháng ăn chơi”.

 

Với CC,VC năm nay hầu hết các cơ quan, đơn vị  tổ chức khai xuân và bắt đầu làm việc từ mồng 6 Tết. Bề ngoài tất cả đều bắt tay vào công việc một cách trôi chảy nhưng nếu để ý có thể thấy rõ tâm lý, hội chứng “tháng giêng” vẫn đậm đà. Cũng đúng thôi, vì sau Tết là mùa lễ hội, kế đó là sự kiện khá quan trọng mà mỗi tổ chức công đoàn ở các cơ quan, đơn vị đều tổ chức kỷ niệm ngày quốc tế phụ nữ  8/3. Đơn giản thì tổ chức mít tinh, giao lưu văn nghệ, thi nữ công gia chánh...  cầu kỳ hơn thì tổ chức cho chị em đi “giao lưu thực tế, học tập kinh nghiệm” ở các tỉnh bạn, đó là việc mà các cơ quan, đơn vị luôn hướng đến bởi nhiều lý do như vậy nên tâm lý “tháng giêng - tháng ăn chơi” mới được phát triển rộng trong giới CC,VC.

 

Tôi chọn cho mình chuyến du xuân lòng hồ Hoà Bình - đến quần thể di tích Thác Bờ vào ngày nghỉ. Tại đây tôi đã gặp khá nhiều người quen trong giới CC,VC làm việc trong các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở cùng du xuân bởi không gian hẹp nên có thể nghe rõ tiếng nói cười, lời chào hỏi của mọi người: 

 

- Đã “khai xuân” được nhiều chưa?  Đó là câu phổ biến được đặt ra sau cái  bắt tay và vài câu chuyện  thân mật.

 

Đứng trong không gian của đền, chùa lại được trao đổi bởi những người đang du xuân để thư giãn, cầu tài, lộc, sức khỏe, bình an và may mắn... hẳn rằng nghĩa của từ “khai xuân” không chỉ để nói về công việc mà nó thiên nhiều hơn về những chuyến du xuân! Đó là cảm nhận nhưng cũng được minh chứng ngay với câu trả lời cũng mang tính chất phổ biến:

 

- Chưa, phải đi gần đã rồi mới tính chuyến đi xa.

 

Bằng những câu đối thoại ngắn đó ai cũng có thể hiểu  “đi” ở đây là đi đền, chùa, đến các lễ hội trong dịp đầu năm.

 

Tất nhiên, đã là CC,VC không dám “ăn cắp” cả 8 giờ hành chính... để đi chơi, vì thế những chuyến đi thường được thu xếp vào buổi tối hoặc 2 ngày nghỉ cuối tuấn.

Gặp chị H., một người quen là cán bộ cấp sở, ngành vào dịp sau Tết, tôi ngỡ ngàng trước gương mặt có phần uể oải, phờ phạc của chị. Hỏi ra mới biết thức khuya, đi hầu đồng, giải hạn ở các đền, phủ.  Chỗ chị em, chị vô tư bộc bạch: Năm nay nhà mình 2 người sao xấu nên chịu khó đi hầu một chút. Mồng 4 Tết ngược dòng sông Đà đến làm lễ ở đền Thác Bờ rồi hang Miếng (Sơn La). Đến mồng 6 Tết đi phủ Tây Hồ, chùa Quán Sứ (Hà Nội), tiếp đó là đến vay tiền bà Chúa Kho (Bắc Ninh). Chiều ngày 14, tháng giêng, mấy gia đình khởi hành chuyến đi Nam Định để kịp dự lễ khai ấn đền Trần. Mệt mỏi nhưng bù lại thấy vui và thanh thản... đến thứ bảy tuần tới lại cùng chị em trong cơ quan đi Yên Tử (Quảng Ninh) nhân dịp kỷ niệm ngày 8/3.

 

Qua cuộc chuyện trò với chị H., chứng kiến dòng người tấp nập đổ về Chùa Tiên (Lạc Thuỷ), Chùa Hang (Yên Thuỷ), đền Thác Bờ, lễ hội Khai hạ Mường Bi... trong  những ngày đầu năm mới thấy rằng dân gian đã nhận xét không ngoa rằng: Chủ thể kéo dài “tháng giêng - tháng ăn chơi” trong thời đại mới này không chỉ là những người dân thường mà không ít những người thuộc giới CC,VC

 

                                                             

                                                                  Thuý Hằng

 

             

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục