Phần nghi lễ rước sắc phong và rước kiệu trong lễ hội đình Cổi năm 2015.

Phần nghi lễ rước sắc phong và rước kiệu trong lễ hội đình Cổi năm 2015.

(HBĐT) - Trong không khí trong lành của buổi sáng mùa xuân, chúng tôi hoà vào dòng người là du khách thập phương và người dân xã Bình Chân (Lạc Sơn) tham gia lễ hội đình Cổi để cảm nhận những nét văn hoá độc đáo của vùng đất Mường Vang. Hàng nghìn người dân khoác trên mình những trang phục dân tộc Mường truyền thống rực rỡ rộn ràng trong tiếng trống, tiếng chiêng cùng tham gia trẩy hội.

 

Theo truyền thuyết dân gian của dân tộc Mường và lời kể của các cụ cao niên trong làng, đình Cổi xưa còn có tên gọi là đình Chung Điếm. Được khởi dựng vào đầu thế kỷ XIX, tọa lạc trên khu ruộng Cọil Khưa, gần chân núi Khụ Bậyl. Đình làm theo kiến trúc nhà sàn của người Mường. Vật dụng để dựng đình chủ yếu làm bằng gỗ. Các vị thần được thờ chính tại đình Cổi là Quốc Mẫu Hoàng Bà, Vua Cả (Thánh Tản), Vua Cun, Vua Hai (Cao Sơn và Quý Minh Đại Vương), Thành Hoàng, ông bà Nhất Huyệt, Kem, Cai... Cứ mỗi độ xuân về, nhân dân trong vùng lại về đình Cổi thực hiện các nghi lễ bày tỏ lòng tôn kính cảm ơn tới Quốc Mẫu và các vua. Dâng lên đấng thần linh các thành quả đã đạt được trong năm cũ và cầu mong một năm mới gặp nhiều may mắn. Lễ hội đình Cổi được duy trì qua nhiều thế hệ, giờ đây đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu trong sinh hoạt tâm linh của người dân trong vùng.

 

Theo lời các cụ cao niên trong Mường kể lại, đình Cổi đã được nhận 2 sắc phong một do Vua Khải Định và một do Vua Bảo Đại cấp. Hiện nay, đình còn giữ được một ống đựng sắc phong, một hộp đựng sắc phong và một đòn kiệu. Qua nhiều biến cố của lịch sử, nhiều hiện vật cổ, quý giá của đình không còn. Nhiều năm lễ hội đã không diễn ra. Đến năm 2001, trên khu đất dựng đình năm xưa nhân dân xã Bình Chân đã dựng tạm một lán nhỏ để đặt bàn thờ. Thời gian qua, di tích đã nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền, sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, du khách thập phương và nhân dân trong huyện. Di tích từng bước được trùng tu, tôn tạo để phát huy những giá trị văn hoá lịch sử và du lịch tâm linh. Năm 2012, UBND huyện Lạc Sơn quyết định phục dựng lại lễ hội đình Cổi và đình đã được xây dựng lại. Năm 2014, UBND tỉnh quyết định công nhận di tích đình Cổi là “Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh”.

 

Năm 2015, lần đầu tiên lễ hội đình Cổi được phục dựng tổ chức với quy mô cấp huyện. Trong nghi lễ sắc phong và rước thánh có đầy đủ đội cồng, kiệu, nhạc. Tất cả đều mặc trang phục theo đúng phong tục xưa. Người dân trong vùng chuẩn bị mâm cúng các vị thần trong đình với những sản phẩm truyền thống như xôi trắng, thịt trâu, rượu men lá và thức ăn chay như chuối luộc, đu đủ luộc, mía và các loại bánh. Sau phần lễ được diễn ra với đầy đủ nghi thức truyền thống, du khách cùng người dân trong vùng được tham gia vào phần hội với những trò chơi dân gian như: đánh mảng, đánh cù, cà kheo, ném còn, thi đấu bóng chuyền và giao lưu văn nghệ dân gian, trình tấu cồng chiêng, hát thường rang, bộ meẹng...

 

Đồng chí Bùi Văn Chanh, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Sau khi lễ hội được phục dựng, du khách khắp nơi đã về đây tham gia lễ hội ngày càng đông. Điều này cho thấy việc huyện tổ chức lễ hội đình Cổi là lễ hội văn hóa truyền thống kết hợp với hoạt động VH -TT&DL đã bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc, góp phần vào phát triển KT -XH của địa phương. Đồng thời, tăng cường quảng bá, giới thiệu về lịch sử tiềm năng văn hóa và du lịch của vùng đất Mường Vang.

 

                                                                      

                                                              Hương Lan

 

 

Các tin khác


Đặc sắc chương trình nghệ thuật "Bản hùng ca vang mãi"

Tối 29/4, tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 138 năm Ngày Quốc tế Lao động với chủ đề "Bản hùng ca vang mãi”.

Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục