Nơi lưu 82 bia Tiến sỹ là điểm nhấn tôn vinh sự hiếu học luôn thu hút khách thăm quan  tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Nơi lưu 82 bia Tiến sỹ là điểm nhấn tôn vinh sự hiếu học luôn thu hút khách thăm quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

(HBĐT) - Năm 1995, khi là sinh viên đại học năm thứ nhất, lần đầu tiên tôi cùng nhóm bạn trong lớp đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám (VM - QTG) vừa để thăm quan, chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính, thiêng liêng, vừa để tìm về cội nguồn của sự học, đạo học với tâm nguyện cầu mong 4 năm học đại học đạt kết quả tốt. 20 năm sau, trở lại VM - QTG đúng vào thời điểm vừa kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia. Tôi lặng người khi thấy khuôn mặt trong sáng, khôi ngô của những cô, cậu học trò vừa bước qua kỳ thi quan trọng đã tìm đến đây những mong sẽ có kết quả thi tốt để được bước chân vào giảng đường đại học, tạo hành trang vững chắc vào đời. Thế mới biết, sự hiếu học luôn là mạch nguồn chảy mãi trong người con đất Việt.

 

Văn Miếu - Quốc Tử Giám nằm ở phía nam kinh thành Thăng Long. Nơi đây luôn là điểm đến thu hút đông đảo khách du lịch, nhất là HS - SV và khách nước ngoài. Hiện, nơi này đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết của Nho giáo và thầy giáo Chu Văn An, người thầy đạo cao, đức trọng của nền giáo dục Việt Nam. QTG được xây dựng năm 1076 dưới triều vua Lý Nhân Tông, là nơi đào tạo nhân tài cho đất nước, là trường đại học đầu tiên ở nước ta. Trải qua thăng trầm lịch sử, nơi đây vẫn giữ được vẻ cổ kính với đặc điểm kiến trúc của nhiều thời đại, là một trong những di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu, quan trọng bậc nhất của Thủ đô và cả nước...

 

Với diện tích 54.331m2, VM - QTG gồm: Hồ Văn, Vườn Giám và nội tự được bao quanh bằng tường gạch vồ. Phía trước cổng lớn là tứ trụ. Văn Miếu môn là kiến trúc cổng Tam quan hai tầng, phía ngoài có đôi rồng đá cách điệu thời Lê, bên trong có đôi rồng đá thời Nguyễn. Nội tự được chia làm 5 khu vực: Khu thứ nhất từ cổng Văn Miếu đến cổng Đại Trung, cổng có 3 gian lợp ngói, hai bên là hai cổng nhỏ Thành Đức và Đạt Tài. Khu thứ hai nổi bật với Khuê Văn Các - một công trình kiến trúc độc đáo xây dựng năm 1805, gồm 2 tầng, 8 mái. Tầng dưới có 4 trụ gạch, tầng trên là kiến trúc gỗ, 4 mặt đều có cửa sổ tròn với những con tiện tỏa ra 4 phía tượng trưng cho hình ảnh Sao Khuê tỏa sáng, trên mái lợp ngói ống. Ngày nay Khuê Văn Các được lấy làm biểu trưng của Thủ đô Hà Nội. Khu thứ ba là nơi lưu giữ 82 bia Tiến sỹ. Khu thứ tư là nơi thờ Khổng tử và bài vị 72 vị học trò xuất sắc của Khổng Tử. Khu thứ năm là nhà Thái Học, vốn là Quốc Tử Giám xưa, trường đại học quốc gia đầu tiên ở nước ta. Đây là nơi tôn vinh truyền thống văn hóa giáo dục của dân tộc, đặt tượng tưởng niệm 3 vua Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông, Lê Thánh Tông và Tư nghiệp QTG Chu Văn An - những danh nhân có công sáng lập VM - QTG, phát triển nền giáo dục Nho học Việt Nam.

 

Các công trình kiến trúc của Văn Miếu đều dùng gỗ lim, gạch đất nung, ngói mũi hài, được tu sửa qua các triều đại, mang đậm phong cách nghệ thuật của triều Lê, Nguyễn.

 

Điểm nhấn riêng biệt của VM - QTG và sức hút đối với khách thăm quan đó chính là khu lưu giữ 82 bia Tiến sỹ ghi rõ họ tên, quê quán 1307 vị tiến sỹ của 82 khoa thi từ năm 1442 đến năm 1779. Bia được khởi dựng năm 1484 nhằm biểu dương nhân tài, khuyến khích việc học tập đương thời và hậu thế. Trên mỗi tấm bia khắc một bài văn bằng chữ Hán với nội dung ca ngợi công đức của triều vua, lý do mở khoa thi, mục đích của dựng bia. Nổi bật bia Tiến sỹ khoa Nhâm Tuất 1442 đã nêu rõ tầm quan trọng của việc đào tạo nhân tài cho đất nước và khuyến khích kẻ sỹ: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh. Nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp”... Bia được đặt trên lưng rùa đá với quan niệm: Rùa là một trong bốn linh vật. Rùa sống lâu, có sức khỏe. Đặt bia Tiến sỹ trên lưng rùa đá biểu hiện sự tôn trọng hiền tài và trường tồn mãi mãi. Bia Tiến sỹ là nguồn sử liệu quý giá để nghiên cứu lịch sử, văn hóa, giáo dục và nghệ thuật điêu khắc Việt Nam.

 

Hơn 900 năm đã trôi qua những ý nghĩa lịch sử, nhân văn của VM - QTG vẫn vẹn nguyên giá trị. Bởi nơi này giờ đây không chỉ là nơi thăm quan nổi tiếng mà còn là địa chỉ đỏ để tuyên dương, khen thưởng học sinh thi đỗ thủ khoa các trường đại học, học sinh đoạt giải cao tại các kỳ thi và học giỏi xuất sắc. Đồng thời cũng là nơi tổ chức Hội thơ vào Tết Nguyên tiêu (15 tháng giêng) hàng năm và nơi các sĩ tử vẫn luôn tìm đến trước và sau mỗi kỳ thi.

 

 

                                                                      Bình Giang

Các tin khác


Rộn ràng lời ca mừng ngày chiến thắng

Những ngày tháng Tư lịch sử, cùng với cả nước, từ thành thị đến nông thôn trên địa bàn tỉnh rực rỡ cờ hoa, sôi nổi các hoạt động văn hóa, văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước. Lời ca, tiếng hát vang vọng mừng ngày chiến thắng.

Tác giả Vân Anh của tỉnh Hòa Bình được trao huy chương vàng tại Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc

Chiều 27/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực miền núi phía Bắc lần thứ 23, năm 2024.

Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục