Chiêng Mường trong hội sắc bùa xã Thu Phong (Cao Phong).

Chiêng Mường trong hội sắc bùa xã Thu Phong (Cao Phong).

(HBĐT) - Chiêng là một dạng nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể của người Mường Hòa Bình. Chiêng Mường có phương thức trình tấu, trình diễn âm nhạc hết sức phong phú, đa dạng. Chiêng sử dụng gọi mẹ khi đứa trẻ khát sữa, trong lễ cưới hỏi, chiêng trong lễ hội, săn bắt thú rừng, lễ mừng nhà mới, chiêng sử dụng trong tế thần, tang lễ và trong hội sắc bùa đầu năm. Những ngày đầu xuân, chúng tôi đi sâu tìm hiểu cái hay, cái đẹp của chiêng Mường trong hội sắc bùa.

 

Trước hết, sắc bùa, hiểu theo nghĩa hẹp, nghĩa đen là xách cồng. Theo nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Huy Vọng, “sắc bùa” còn có nghĩa là phép thuật. Séc là rung lên, huơ, sóc sắc lên mang tính tín thuật. Bùa là “bùa phép”. Nội hàm của sắc bùa còn hàm chứa những ý nghĩa hiện thực đời sống như một phương tiện văn hoá màu nhiệm cầu phúc đức, cầu cho mọi người được sống yên lành, mọi vật sinh sôi, phát triển. Tiễn đưa cái cũ, đón chào cái mới. Là lễ thức, lễ hội mang đậm tính tôn thờ những giá trị sản xuất nông nghiệp, nếp sống nông thôn bản địa. Hội sắc bùa đầu xuân còn là dịp gặp gỡ, cộng cảm, thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ của người Mường. Theo ông Bùi Văn ểu, nghệ nhân cồng chiêng ở xóm Lầm, xã Phong Phú (Tân Lạc), trong dàn đánh chiêng sắc bùa phần lớn là phụ nữ. Trước đây, nhà lang bắt phụ nữ chưa chồng, đẹp gái phải ăn mặc đẹp và duyên dáng mới được vào hội sắc bùa. Hội sắc bùa đánh chiêng để làm vui và đón khách nhà lang nên đàn ông không được tham gia. Ngày nay, đổi mới khác rồi, nam giới cũng có thể đánh chiêng. ở Mường Bi nam giới chỉ tham gia đánh chiêng khầm. Ngày xưa, hội sắc bùa gọi là phường bùa do ông trượng đứng đầu. Sau ngày mồng 1 Tết dẫn chị em ở phường bùa gồm 9 người đánh chiêng và 2 người gánh thúng để đi gánh quà do các chủ nhà mừng. Phường bùa đi từ nhà ông trượng vừa đi vừa đánh chiêng trên đường làng, đến nhà ai thì dừng lại đánh bài chiêng theo điệu phát rác nhà ông. ông trượng trưởng phường bùa cất lời hát Phát rác nhà ông. Chủ nhà mới ra mở cổng cho vào, người nhà đã đứng ở sân hoặc trên cầu thang đón phường bùa. Ai cũng vui mừng  mong phường bùa đến nhà chúc Tết. Chủ nhà bày rượu cần, có khi cả cỗ để mời phường bùa. Phường bùa đứng chung quanh bình rượu cần hoặc mâm cỗ đánh nhiều bài chiêng như: bài chiêng uống rượu, đi đường, đi quanh đường làng, sắc bùa và bông trắng, bông vàng. Những bài hát cổ truyền hay sáng tác ngay tại chỗ các bài hát mới về mùa xuân, cây cối, đất trời, mùa màng và nhiều nội dung phong phú, hay và ý nghĩa. Sau cuộc chúc mừng, chủ nhà biếu phường bùa một vài tấm bánh, một ít gạo, có khi cả tiền và những lời cảm ơn tốt đẹp. Trưởng phường bùa thay mặt phường bùa cảm ơn và chúc chủ nhà: nhà cao có nhiều lúa, ngô, trâu, bò, lợn, gà, quanh năm no đủ, chúc mọi người mạnh khỏe, may mắn rồi đến nhà khác, vừa đi, vừa đánh chiêng...

Ngoài hội sắc bùa, chiêng Mường còn được sử dụng trong lễ khai hạ, lễ khuống mùa (xuống đồng), lễ mừng thọ, mừng nhà mới. Hiện nay, chiêng còn được dùng để khai mạc trong các lễ kỷ niệm của tỉnh và là phần hấp dẫn trong phần hội. Văn hoá chiêng không chỉ có giá trị vật chất, sức mạnh tinh thần mà còn rung động đến tâm khảm, thu hút đông đảo mọi người đến với lễ hội, trong những cuộc hội họp, bàn bạc công việc, quan hệ xã hội... Đồng chí Bùi Tú Cao, Trưởng phòng Nghiệp vụ văn hóa (Sở VH-TT&DL) cho biết: Những ngày cuối năm 2015, vinh dự cho tỉnh ta khi hồ sơ Di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường được nộp tại Cục Di sản văn hóa để trình Bộ VH-TT&DL quyết định đưa vào danh mục di sản quốc gia. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể chiêng Mường. Dự kiến năm 2016, kỷ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 năm ngày tái lập tỉnh lễ hội văn hóa chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ II sẽ diễn ra. Đây là những hoạt động thiết thực để giá trị của chiêng Mường được quảng bá không chỉ người dân trong và ngoài tỉnh mà cả thế giới  biết đến.

 

                                                                          Linh Đan

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục