Cổ vật thạp gốm 2 ngăn là độc bản ở Việt Nam, hiện nay chưa tìm thấy chiếc thứ 2.

Cổ vật thạp gốm 2 ngăn là độc bản ở Việt Nam, hiện nay chưa tìm thấy chiếc thứ 2.

Tại phòng trưng bày “Di sản văn hóa tỉnh Hòa Bình và cổ vật tiêu biểu Mường Động” do Sở VH-TT&DL phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức mới đây tại nhà văn hóa xóm Sào Bắc, xã Sào Báy có gần 300 tài liệu, hiện vật độc đáo của tỉnh Hòa Bình và huyện Kim Bôi. Trong đó có các cổ vật được giới khảo cổ đánh giá là “độc nhất vô nhị”, đang chứng tỏ sức sống mãnh liệt trong tâm thức và đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây.

 

Thạp gốm cổ hai ngăn - độc đáo, hiếm có

 

Theo giới thiệu của chị Nguyễn Thu Huyền, Phó phòng trưng bày Bảo tàng tỉnh, đại biểu và người dân trên địa bàn không thể dời mắt khỏi chiếc thạp gốm hai ngăn được trưng bày trang trọng tại nhà văn hóa thôn Sào Bắc. Theo lời kể của chị Huyền, năm 1987, Công an huyện Kim Bôi đã phát hiện và bắt giữ một chiếc xe chở chiếc thạp gốm cổ đang trên đường vận chuyển trái phép ra khỏi địa bàn, ngụy trang bằng chở cát xây dựng. Chiếc thạp này có niên đại vào thế kỷ XI- XII, cao 37 cm, đường kính miệng 30 cm, nặng 17 kg được phát hiện trong khu mộ cổ Kim Truy, xóm Bái Mu, xã Kim Truy (Kim Bôi). Đây là một báu vật của nhà lang ít người biết đến với 3 đặc trưng nổi bật. Trước tiên phải nói về màu men, cho đến bây giờ chiếc thạp vẫn giữ được màu men xanh lục rất đặc trưng của thời Lý, đó là rất hiếm. Thứ hai, trong lòng của thạp được chia thành hai ngăn. Từ trước tới nay, thạp gốm cổ được phát hiện ở nhiều tỉnh nhưng lòng thạp chỉ được chia thành hai ngăn thì chưa thấy ở hiện vật nào. Thứ ba, các họa tiết trang trí trên thân thạp là các nữ thần chim (Kinnari) trong tư thế đang múa và tấu nhạc. Cho tới bây giờ, các nhà nghiên cứu mới chỉ tìm thấy họa tiết trang trí nữ thần chim trên kiến trúc gỗ, đá trong các chùa, tháp Phật giáo. Đây là lần đầu tiên tại Việt Nam họa tiết này được tìm thấy trên một đồ gia dụng. Chiếc thạp đã trở thành độc bản tại Việt Nam, cho đến nay chưa thấy xuất hiện hiện vật thứ hai.

 

Cổ vật mang đậm tính bản địa

 

Kim Bôi - Mường Động - vùng đất lịch sử có từ lâu đời, là 1 trong 4 Mường cổ lớn nổi tiếng của tỉnh; là một trong những cái nôi của sử thi, trường ca “Đẻ đất, đẻ nước”, của “Thường rang” , “Bộ Mẹng”, của “út Lót, Hồ Liêu”, “Nàng Nga - Hai Mối”... Nơi đây vẫn bảo tồn, lưu giữ những nét văn hóa cổ truyền mang đậm tính bản địa trong nếp sống, phong tục... Trong phòng trưng bày cổ vật Mường Động, mỗi hiện vật, cổ vật ẩn chứa những thông điệp lịch sử, văn hóa của từng thời kỳ và mang trong mình những câu chuyện huyền thoại về chủ nhân đã sử dụng chúng. Mỗi cổ vật mang trên mình những giá trị kinh tế khó định giá được... Nổi bật giữa phòng trưng bày là dàn trống đồng được phát hiện trên địa bàn huyện như: Trống đồng Đông Bắc cao 60cm, đường kính mặt 86,5cm, đường kính đáy 91cm phát hiện tại xóm Đầm, xã Đông Bắc; trống đồng Bôi Câu cao 59,5cm, đường kính mặt 77cm, đường kính đáy 81cm phát hiện tại xóm Bôi Câu, xã Kim Bôi; trống đồng Tú Sơn I cao 47cm, đường kính mặt 67,5cm, đường kính đáy 67,5cm phát hiện tại xã Tú Sơn; trống đồng Tân Thành cao 55,5 cm, đường kính mặt 82 cm, đường kính đáy 81cm phát hiện tại xóm Phương Viên, xã Tân Thành (nay thuộc huyện Lương Sơn); trống đồng Cao Dương cao 59 cm, đường kính mặt 86cm, đường kính đáy 60cm phát hiện tại xã Cao Dương (nay thuộc huyện Lương Sơn).

 

Nếu trống đồng và cồng chiêng thể hiện cho văn hoá, văn minh của người Mường thì gốm sứ lại thể hiện cho sự thịnh vượng, giàu có, quyền lực của xã hội Mường trước đây. Các gia đình càng giàu có và quyền quý thì những hiện vật chia cho người qua đời càng nhiều, càng có giá trị. Những khu mộ Mường cổ nổi tiếng có chứa đựng đồ gốm đã được các nhà khoa học khai quật với số lượng lớn. Điển hình như các khu mộ cổ Kim Truy,  Đống Thếch... Trong đó nổi bật hơn cả là khu mộ cổ Mường Đống Thếch, đây là khu mộ của dòng họ Đinh ở Mường Động, xã Vĩnh Đồng được chôn cất vào thế kỷ XVI, XVII và được khai quật năm 1984. Đặc biệt trong khu mộ có mộ của tướng quân Chiêu Đống hầu Đinh Công Kỷ - người có công giúp vua Lê Trung Hưng chống giặc và xây dựng triều chính. Do có công với nước nên khi mất Đinh Công Kỷ đã được mai táng theo tước hầu. Quan tài bằng gỗ trám đen (loại gỗ quý của vùng này), ngoài sơn son thếp vàng và được chôn theo nhiều đồ đạc quý. Khi dựng mộ ông, nhà Lê đã cho chuyển nhiều phiến đá xanh từ Thanh Hoá ra làm cột mồ. Khu mộ cổ Đống Thếch đã được Bộ VH -TT&DL xếp hạng là di tích khảo cổ cấp quốc gia vào năm 1997.

 

 

                                                                                 Linh Trang

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục