Đến Lai Châu, du khách sẽ được ngắm ruộng bậc thang trải dài trên các sườn đồi.

Đến Lai Châu, du khách sẽ được ngắm ruộng bậc thang trải dài trên các sườn đồi.

(HBĐT) - Nhắc đến Lai Châu: “Nơi ngủ dậy núi đã đầy trong mắt/Trong chiêm bao còn vọng tiếng nai chiều/Tiếng ngựa thồ gõ vào mây rậm rịch/Em gội đầu để suối suốt đời reo” là nhắc đến điểm du lịch mới mẻ, hấp dẫn của du khách ưa tìm về nét hoang sơ khám phá. “Điểm hẹn” cho các nhà đầu tư với tiềm năng xứ núi và hứa hẹn những cơ hội phát triển.

 

Miền đất sơn thủy hữu tình

 

Nằm ở nơi “Trái tim đập không một ai nhìn thấy/Phía ven trời Tây Bắc có Lai Châu”. Với vẻ đẹp kỳ vĩ, thời gian qua, nhiều du khách đã tìm đến Lai Châu du lịch, khám phá. Du lịch Lai Châu, du khách nên tận hưởng không khí các bản làng qua những tuor du lịch cộng đồng từ huyện này sang huyện khác. Trong những bản làng ấy, du khách cùng ăn, nghỉ, sinh hoạt tại bản dân tộc: Thái, Lự, Lào… thưởng thức ẩm thực dân tộc và ngắm cảnh sắc thiên nhiên trong bản làng yên bình. Dân ca, dân vũ và nghề truyền thống: thêu thùa, làm bánh, rèn, đan lát của các dân tộc cũng gây hứng thú với không ít du khách vì cách làm thủ công, tỉ mẩn với sản phẩm độc đáo, in đậm dấu ấn vùng miền.

 

Một trong những nguyên nhân “níu lòng” du khách trong và ngoài nước còn do các cung đường đèo dốc như chuyến đi qua sương, qua gió, luồn núi, băng khe. Đó là hành trình “phượt” thú vị với những người đam mê mạo hiểm, thích chinh phục thiên nhiên. Vượt qua những con dốc “leo lên lưng trời”, khi đứng giữa cung đèo nhìn lại chặng đường đã qua tựa sợi chỉ vắt ngang núi, du khách chỉ còn cảm giác hãnh diện và thỏa sức phóng tầm mắt ra xa để thưởng ngoạn.

 

Lai Châu được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điểm du lịch đang được quảng bá, quy hoạch như hệ thống hang động Pu Sam Cáp và Gia Khâu (TP Lai Châu); động Tiên Sơn, thác Tác Tình (huyện Tam Đường); suối nước nóng Vàng Bó (huyện Phong Thổ); núi Đá ô (huyện Sìn Hồ); rừng Pú Đao (huyện Nậm Nhùn)… Lịch sử cũng in dấu nơi đây với nhiều địa danh gắn liền với truyền thuyết như dinh thự Đèo Văn Long, bia Lê Lợi (huyện Nậm Nhùn); khu di tích bản Lướt (huyện Than Uyên), miếu Nàng Han (huyện Phong Thổ)...

 

Đến thăm Lai Châu vào dịp cuối tuần, du khách có dịp ghé thăm các chợ phiên đã tạo thành “thương hiệu” nơi đây như: Sìn Hồ, San Thàng (TP Lai Châu), Dào San, Sì Lờ Lầu (huyện Phong Thổ). Các sản vật núi rừng được bày bán và đặc biệt là thái độ chan hòa, cởi mở, chân thành của người dân khiến du khách thêm phần quyến luyến mảnh đất, con người nơi đây. Còn đến Lai Châu dịp đầu xuân mới, trong các lễ hội, du khách lạc trong muôn sắc màu thổ cẩm và hiểu thêm về các phong tục, tập quán của nhân dân nơi đây.

 

“Đất hứa” của các nhà đầu tư

 

Với diện tích tự nhiên 906.878,7 ha (đất chưa sử dụng chiếm đến 49.515,96 ha) và là vùng đầu nguồn đặc biệt xung yếu của sông Đà, Lai Châu có nhiều thế mạnh vùng chưa được khai thác, xứng đáng là “đất hứa” của các nhà đầu tư (NĐT) để phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp - thủy sản. Hiện nay cung đường đến với Lai Châu đã thuận lợi cho thông thương hàng hóa, cùng với đó là cửa khẩu quốc gia Ma Lù Thàng đem đến những cơ hội kinh doanh hàng xuất nhập khẩu. Đặc biệt phải kể đến đầu tư du lịch bởi Lai Châu có độ cao trung bình trên 1.000 m, khí hậu bốn mùa tương đồng với 2 vùng du lịch nổi tiếng trong nước là: Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Sa Pa (tỉnh Lào Cai). Lai Châu có 20 dân tộc anh em với bản sắc văn hóa dân tộc còn được gìn giữ nguyên vẹn. Tất cả những ưu thế đó đã mở ra thế mạnh du lịch ở tỉnh như: du lịch sinh thái, cộng đồng, mạo hiểm và nghỉ dưỡng. Những năm qua, tỉnh Lai Châu đã tận dụng lợi thế để phát triển du lịch và thu được những kết quả khả quan. Năm 2015, lượng khách du lịch đến tỉnh 182.400 lượt khách, tổng doanh thu đạt 285,4 tỷ đồng (đạt 104% so với kế hoạch năm).

 

Để nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), hiện nay tỉnh đang tạo mọi điều kiện thu hút các NĐT trong và ngoài nước đến hợp tác, thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh. Ngoài cơ chế, chính sách thông thoáng, ưu đãi theo pháp luật, các NĐT, doanh nghiệp (DN) khi đến đầu tư tại tỉnh sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về: đất đai, thuế, bảo lãnh tín dụng… Các trung tâm: Tư vấn và Xúc tiến đầu tư, Thông tin và Xúc tiến du lịch, Khuyến công và xúc tiến thương mại sẽ tư vấn, hỗ trợ cho NĐT. Đồng thời, cung cấp thông tin để DN lựa chọn, xây dựng phương án triển khai dự án đầu tư.

 

Từ khi chia tách và thành lập, đến nay tỉnh đã thu hút hơn 160 dự án của các NĐT trong và ngoài nước. Hy vọng rằng với nguồn tài nguyên sẵn có và chính sách hợp lý, tỉnh sẽ tiếp tục thu hút đông đảo các DN, NĐT sản xuất. Đặc biệt tại Tuần Du lịch - Văn hóa được tổ chức tại Lai Châu từ ngày 27 - 30/4 tới sẽ giúp cho các NĐT , DN có cái nhìn tổng thể về Lai Châu. Từ đó, đẩy mạnh kết nối các tour du lịch đến các tỉnh bạn, quảng bá sản phẩm địa phương và thu hút đầu tư của các DN trong, ngoài nước.

 

 

                                                           Theo Báo Lai Châu

 

 

Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục